Thủ tướng Thái Lan thu hồi lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã thu hồi lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp ở Bangkok – một sắc lệnh vốn được coi là sự đàn áp của chính phủ đối với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ và khiến giao thông bị gián đoạn ở thủ đô.
Thông báo được đăng vào sáng 22/10 trên tạp chí Royal Gazette của chính phủ Thái Lan. Việc thu hồi lệnh có hiệu lực vào buổi trưa.
Trước đó, sắc lệnh khẩn cấp, cấm tụ tập nhiều hơn 4 người đã dẫn đến việc cảnh sát bắn vòi rồng vào học sinh và sinh viên đại học 16/10. Một động thái bị lên án rộng rãi trong và ngoài nước.
Sắc lệnh khẩn cấp cũng dẫn đến việc dừng các phương tiện giao thông công cộng trong nỗ lực giảm số lượng người biểu tình. Nhưng những người biểu tình đã bất chấp sắc lệnh và tụ tập bằng cách sử dụng xe ôm và dịch vụ gọi xe, hoặc chỉ đi bộ đến các địa điểm biểu tình. Việc ngừng giao thông công cộng đã làm tổn hại đến nền kinh tế vốn đã xuống dốc của Thái Lan.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình vào tối 21/10, Prayuth tuyên bố chỉ thu hồi lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp khi căng thẳng giảm bớt. Tuy nhiên, sau khi bài diễn văn được đưa ra, những người biểu tình đã diễu hành đến tòa nhà chính phủ, văn phòng của thủ tướng.
Sau khi đến nơi, đám đông đã chuyển một bản dự thảo lá thư từ chức của ông Prayuth cho phó bí thư của ông và kết thúc cuộc biểu tình một cách hòa bình.
Những người biểu tình do thanh niên dẫn đầu cho biết họ sẽ cho Prayuth 3 ngày để ký vào bản dự thảo đơn từ chức. Họ không nói rõ liệu họ có tổ chức các cuộc biểu tình hay không khi họ chờ đợi chữ ký của Prayuth.
Không có thông báo về các cuộc biểu tình lớn ở Bangkok được đưa ra kể từ 1h chiều ngày 22/10.
Bất chấp việc thu hồi, Phó Thủ tướng Wissanu Krea-ngam cảnh báo rằng tình trạng khẩn cấp có thể được ban bố lại bất cứ lúc nào.
Hiện tại, toàn bộ đất nước Thái Lan vẫn đang phải tuân theo một sắc lệnh khẩn cấp khác, được chính phủ thực hiện vào tháng 3/2020 để kiểm soát đại dịch COVID-19.
Chính phủ gia hạn sắc lệnh khẩn cấp này hàng tháng. Nội các dự kiến vào tuần tới sẽ thông qua việc gia hạn sắc lệnh cho đến tháng 11. Ông Wissanu cho biết chính quyền có thể thêm điều khoản cấm biểu tình vào bất kỳ sắc lệnh nào hiện có.
Thu hồi tuyên bố khẩn cấp là một trong ít nhất năm yêu cầu mà những người biểu tình đã đưa ra. Ngay từ đầu phong trào ủng hộ dân chủ, những người biểu tình đã yêu cầu Prayuth và nội các của ông từ chức, bên cạnh những thay đổi hiến pháp do đại diện người dân soạn thảo và cải cách chế độ quân chủ - nhưng không bãi bỏ chế độ này. Những người biểu tình cũng đang gia tăng áp lực lên chính phủ để trả tự do cho các nhà lãnh đạo bị giam giữ.
P. ThủyMới đây, một trong những nhật báo lớn nhất Ấn Độ - Times of India, đã vinh danh những bãi biển tại đảo Phú Quốc trong top 9 đẹp nhất Châu Á.