Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó mưa lũ ở miền Trung và Tây Nguyên
Trước tình trạng mưa lũ ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chính quyền các địa phương tập trung ứng phó để hạn chế thấp nhất thiệt hại về tính mạng của nhân dân.
- Thủ tướng Phạm Minh Chính: Địa phương tuyệt đối không được ban hành các quy định trái với chỉ đạo của cấp trên
- Thủ tướng Phạm Minh Chính: 'Không ai an toàn nếu người khác còn mắc bệnh'
- Lực lượng Công an tỉnh An Giang vinh dự nhận 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
- Thủ tướng tri ân đội ngũ doanh nhân luôn đồng hành cùng với đất nước
Ngày 17/10, Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện yêu cầu các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các bộ, ngành T.Ư tập trung ứng phó với diễn biến mưa lũ, thiên tai do mưa lớn.
Công điện của Thủ tướng dẫn thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết từ nay đến ngày 18/10 khu vực này còn tiếp tục xảy ra mưa lớn, trong đó dự báo khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có tổng lượng mưa 150-300mm, cục bộ có nơi trên 350mm, từ Bình Định đến Khánh Hòa và Gia Lai, Kon Tum 80-150mm, cục bộ có nơi trên 200mm. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Để chủ động ứng phó mưa lũ, nhất là lũ quét, sạt lở đất, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tính mạng của nhân dân, Thủ tướng đã có công điện tập trung ứng phó mưa lũ tại khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên gửi các bộ ban ngành, địa phương.
Cụ thể, chính quyền các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên chủ động rà soát, tổ chức sơ tán khẩn cấp các hộ dân tại các khu vực không bảo đảm an toàn, nhất là khu vực bị ngập sâu chia cắt, vùng thấp trũng ven sông suối, khu vực nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực đã từng xảy ra sạt lở đất, ngập lụt năm 2020. Các địa phương bố trí chỗ ở tạm, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho các hộ phải sơ tán, không để người dân bị đói, rét.
Đối với khu vực có đương giao thông bị bị ngập lụt, các địa phương triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ giao thông an toàn qua các ngầm tràn, tuyến đường bị ngập sâu; hướng dẫn người dân dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu đề phòng mưa lũ gây ngập úng, chia cắt kéo dài.
Bên cạnh đó, các địa phương triển khai phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; tổ chức giám sát việc vận hành an toàn các hồ đập trên địa bàn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư ở địa bàn trọng điểm để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn trong tình huống có sự số, không để bị động bất ngờ.
Thủ tướng cũng yêu cầu, Bộ TN-MT theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời để các địa phương và người dân biết để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
Bộ NN-PTNT chỉ đạo vận hành an toàn hồ đập thủy lợi, công trình thủy lợi và bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Bộ Công thương chỉ đạo vận hành an toàn hệ thống điện, hồ đập thuỷ điện, phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở thông tin kịp thời, bảo đảm an toàn cho người dân, nhất là trong tình huống phải xả lũ khẩn cấp. Bộ GTVT chỉ đạo kiểm soát, hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn; sẵn sàng lực lượng hỗ trợ nhân dân ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ theo đề nghị của địa phương; chủ động hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát phương tiện giao thông hoạt động tại các khu vực bị ảnh hưởng mưa lũ, bảo đảm an toàn.
Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Quân khu 4, Quân khu 5 và các lực lượng đóng trên địa bàn sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương sơ tán dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm; sẵn sàng triển khai cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.
Huyền My (T/h)Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.