Thủ tướng yêu cầu TP. HCM đánh giá kỹ lưỡng các tác động, tính khả thi của đề xuất thu phí thoát nước

Chính trị - xã hội
07:30 PM 27/08/2020

Mới đây, Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất thu phí dịch vụ thoát nước 1.430 đồng/m3 từ nay đến năm 2024, tăng trung bình 5%/năm gây nhiều tranh cãi.

Thủ tướng yêu cầu TP. HCM đánh giá kỹ lưỡng các tác động, tính khả thi của đề xuất thu phí thoát nước - Ảnh 1.

TP. HCM ngập sâu sau mỗi đợt mưa lớn.

Trước đề xuất gây tranh cãi này, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc có thông tin phản ánh từ báo chí, cho thấy trong giai đoạn 2016-2020, TP.HCM đầu tư hơn 1 tỷ USD cho chống ngập, nhưng đến nay hiệu quả các dự án vẫn còn là một câu hỏi lớn. 

Bên cạnh đó, Thủ tướng giao UBND TPHCM nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, đầy đủ các tác động và tính khả thi của đề xuất thu phí thoát nước; có giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án chống ngập của thành phố.

Trước đó, Sở Xây dựng TP.HCM gửi tờ trình lên UBND thành phố về “việc ban hành giá dịch vụ thoát nước ở TPHCM giai đoạn 2020-2024” sau khi lấy ý kiến nhiều sở ngành liên quan.

Việc thu phí dịch vụ thoát nước để dùng vào đầu tư, duy trì, phát triển hệ thống thoát nước, mức thu năm 2020 là 1.430 đồng/m3. Từ 2020 đến năm 2024, tăng theo lộ trình là 5%/năm.

Nếu đề xuất này được chấp thuận, giá tiền nước sạch và dịch vụ thoát nước bình quân mà người dân phải trả cho mỗi m3 trong năm 2020 là 11.029 đồng; năm 2021 là 12.198 đồng và năm 2024 là 16.344 đồng (chưa tính 10% thuế giá trị gia tăng).

 Về phương thức thu, những hộ sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn chi trả phí này theo hóa đơn tiền nước hàng tháng. Những hộ có sử dụng hệ thống thoát nước nhưng không sử dụng nước của công ty thì áp dụng phương thức thu phí bảo vệ môi trường.

Th. Trang
Ý kiến của bạn
Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5% Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5%

Nhìn tổng thể bức tranh kinh tế, kết quả tăng trưởng quý I đạt 5,66% đang sát với kịch bản cao (5,6%). Để vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những quý còn lại cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả, linh hoạt các chính sách điều hành của Chính phủ.