Thừa Thiên Huế: Chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra
Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với các địa phương về công tác triển khai khắc phục hậu quả mưa lũ từ ngày 13-16/11 vừa qua và bàn giải pháp ứng phó với tình hình mưa lũ trong thời gian tới.
- Thừa Thiên Huế: Ưu tiên áp dụng các giải pháp mô hình kinh tế xanh cho phát triển kinh tế
- Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp xã giao Đoàn hữu nghị Fukuroi - Việt Nam
- Thừa Thiên Huế: Tăng cương thu hút đầu tư từ Nhật Bản đến
- Thừa Thiên Huế: Tuyên dương học sinh danh dự toàn trường năm học 2022 - 2023
Tại cuộc họp, đồng chí Đặng Văn Hòa - Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đánh giá, đối với đợt mưa lũ vừa qua, theo tính toán của cơ quan chức năng, nếu không có hồ Tả Trạch và thuỷ điện Bình Điền trên lưu vực sông Hương vận hành giảm lũ thì mực nước trên sông Hương tại trạm thủy văn Kim Long có thể vượt mức +5,5m, vận hành hồ đã cắt giảm 1,16m so với +4,34m (đỉnh lũ tại Kim Long).
Do đó, các đơn vị đã yêu cầu các hồ đập thủy lợi, thuỷ điện tiếp tục vận hành đưa về mực nước thấp nhất trước lũ trước ngày 24/11 nhằm chủ động đón đợt mưa mới. Nhanh chóng tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình sau lũ, chú ý các khu vực nguy cơ sạt trượt đất, tiếp tục kiểm tra dự trữ vật tư, trang thiết bị phương tiện, đảm bảo tuyệt đối an toàn hồ đập trong mọi tình huống.
Cũng theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, khoảng từ 25/11 trở đi, ảnh hưởng của một đợt KKL có cường độ mạnh, đồng thời vùng nhiễu động trên biển ở Nam Trung bộ di chuyển lên phía khu vực Trung Trung Bộ. Do vậy, từ đêm 24-27/11, do ảnh hưởng kết hợp của KKL và nhiễu động gió Đông trên cao hoạt động mạnh dần, nên có khả năng rất cao sẽ xảy ra đợt mưa lớn với xác suất trên 80%.
Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh nhận định, đợt mưa này lượng mưa không có sự phân hóa mạnh giữa các địa phương trong tỉnh. Dự báo tổng lượng mưa phổ biến từ 150-300mm, có nơi trên 500mm. Những điểm tâm mưa ở huyện Nam Đông, Phú Lộc có thể từ 300-500mm, có nơi trên 800mm.
Mưa với cường độ mạnh nhất tập trung từ chiều 25-26/11, cần đề phòng xuất hiện những điểm mưa có cường độ rất lớn trên 100mm/giờ. Từ ngày 28-30/11, KKL lại được tăng cường nên tiếp tục có mưa nhưng lượng mưa không lớn, phổ biến từ 70-150mm, có nơi trên 250mm/3 ngày.
Với nhận định diễn biến mưa lũ từ nay đến cuối năm còn phức tạp, tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh yêu cầu, các địa phương chuẩn bị các phương án, kịch bản để triển khai công tác ứng phó nhằm giảm thấp nhất thiệt hại do thiên tai.
Trong đó, UBND các huyện tiếp tục tổ chức kiểm tra, rà soát các khu dân cư, trường học, trụ sở cơ quan…ven sông, suối, ven biển, khu vực sườn dốc để kịp thời phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở khi mưa lớn. Kiên quyết tổ chức di dời hoặc có phương án chủ động chống sạt lở, sơ tán khi có tình huống xấu nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân không để xảy ra tình huống bị động, bất ngờ.
Các hồ đập rà soát lại số liệu, cập nhật chuẩn xác hàng giờ hàng ngày. Số liệu chính xác thì công tác vận hành mới chính xác, ứng phó thiên tai mới hiệu quả. Các địa phương chuẩn bị tốt nguồn lương thực, thực phẩm, chủ động cung cấp nguồn thông tin chính xác và chính thống kịp thời cho người dân, không để những luồng thông tin bên ngoài không chính thống tạo dư luận, làm ảnh hưởng hoang mang cho người dân. Đồng thời, rà soát lại thiệt hại để có những kiến nghị hỗ trợ kịp thời nhằm sớm ổn định cuộc sống người dân.
Ngọc TúTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.