Thừa Thiên Huế: Đẩy nhanh tiến độ phát triển bền vững các khu công nghiệp, khu kinh tế
Hiện nay Thừa Thiên Huế đang thúc đẩy phát triển các khu kinh tế, công nghiệp (KKT, CN) tỉnh bền vững, đa ngành, đa lĩnh vực. Đồng thời khuyến khích doanh nghiệp sản xuất sạch, thân thiện môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên đang được tỉnh hướng tới.
- Thừa Thiên Huế: Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Thừa Thiên Huế phát triển rừng trồng bản địa và trồng cây dược liệu
- Thừa Thiên Huế đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp
- Thừa Thiên Huế thu hút đầu tư doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục khởi sắc
Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 cho thấy, doanh thu tại khu vực này ước đạt 35.000 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 900 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 590 triệu USD. Nộp ngân sách ước đạt 3.500 tỷ đồng, lao động đang làm việc 38.500 lao động.
Các KKT, CN đã có những đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng chung của tỉnh thời gian qua. Thông qua việc thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; khơi dậy và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, bổ sung nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội, qua đó, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách và tạo việc làm.
Do xu thế phát triển các KKT, CN tại nhiều tỉnh, thành, mô hình sinh thái đang được áp dụng. Nghĩa là tạo ra giải pháp hiệu quả để xây dựng khu công nghiệp xanh, giảm thiểu các tác động đến môi trường. Đây là yếu tố để không chỉ nâng cao hiệu quả mà còn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ là mô hình nhiều quốc gia hướng đến.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Định hướng phát triển các KKT, CN tại quy hoạch này chỉ rõ, phát triển KKT, CN nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng, hướng tới công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại, tận dụng được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đảm bảo hài hòa về kinh tế, xã hội, môi trường.
Ưu tiên dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, có hợp tác chuyển giao công nghệ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng tài nguyên và lao động, có giá trị gia tăng cao và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đổi mới, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư có trọng tâm, đặc biệt thu hút các nhà đầu tư lớn, có thương hiệu.
Với Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô sẽ phát triển theo hướng bền vững, là trung tâm giao quốc tế, trung tâm du lịch, nghĩ dưỡng cao cấp, trung tâm logistics trung chuyển vận tải đa phương thức kết nối khu vực Bắc Trung bộ, Lào, đông bắc Thái Lan và là cửa ngõ vận tải hàng hoá qua biển phía đông, gắn kết với các tỉnh, thành trong vùng động lực miền Trung.
Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ lết cấu hạ tầng, xúc tiến đầu tư các dự án về hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan, khu công nghiệp công nghệ cao, khu đô thị Chân Mây. Cây dựng khu vực Chân Mây đạt tiêu chí đô thị loại.
Ngoài ra, xu hướng phát triển KCN xanh cũng được định hình, đồng thời, quy hoạch và phát triển các KCN phù hợp với điều kiện và phát huy lợi thế từng khu vực như: quy hoạch mới KCN - đô thị - dịch vụ tại La Sơn, Phú Lộc quy mô khoảng 1.500 ha; KCN - đô thị - dịch vụ Phong Điền (huyện Phong Điền và huyện Quảng Điền) quy mô 1.850 ha; mở rộng các KCN trong các khu kinh tế theo định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Tại Khu công nghiệp Phong Điền, huyện Phong Điền, Trung tâm quản lý miền Trung Tập đoàn Scavi đã tổ chức lễ khánh thành nhà máy Scavi Huế 02. Nhà máy có tổng diện tích xây dựng: 14.500 m2, vốn đầu tư trên 250 tỷ đồng với thời gian thực hiện 06 tháng. Công trình hoàn thành có thiết kế thân thiện môi trường, với việc áp dụng tối đa các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng cũng như vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, đạt tiêu chuẩn Nhà máy Xanh.
Ngày 26/3, tại Khu công nghiệp Gilimex, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy đã diễn ra lễ khởi công Nhà máy sản xuất Mũ bảo hiểm EON Industry Việt Nam do Công ty TNHH EON Industry Việt Nam - thành viên của Tập đoàn mũ bảo hiểm EON làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô diện tích khoảng 6.1ha và tổng vốn đầu tư trên 290 tỷ đồng.
Dự án phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo. Nhà máy Eon Industry Việt Nam đã đặt ra mục tiêu cất nóc nhà máy vào tháng 06/2024, hoàn công xây dựng nhà máy vào tháng 10/2024, lắp đặt máy móc thiết bị vào tháng 11 và vận hành thử nhà máy trong tháng 12/2024.
Đồng chí Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, hiện tỉnh đang tập trung thu hút đầu tư trên cơ sở chọn lọc, ưu tiên các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao; đẩy nhanh công tác hoàn thiện hạ tầng. Tiếp tục hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả cho các nhà đầu tư đang triển khai dự án, các nhà đầu tư đang sản xuất kinh doanh nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách. Tăng cường quảng bá tiềm năng, cơ hội đầu tư vào KKT, KCN của Tỉnh
Minh TúSáng 21/01, Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.