Thừa Thiên Huế: Đẩy nhanh tiến độ triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia
Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức phiên họp giao ban đánh giá tình hình thực hiện 02 Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
- Thừa Thiên Huế: Tập trung hoàn thiện hồ sơ Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
- Thừa Thiên Huế: Diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu cấp khu vực năm 2024
- Thừa Thiên Huế: Thúc đẩy nhãn hiệu cộng đồng cho sản phẩm địa phương
- Thừa Thiên Huế: Thúc đẩy phát triển hạ tầng xe đạp để phục vụ người dân và du khách
Theo đó, đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức Đoàn giám sát tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tại các địa phương trong tháng 3/2024. Giám sát đã kịp thời trao đổi, kiến nghị, đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện; đôn đốc đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Theo Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 03/01/2024 thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và kế hoạch của các địa phương, năm 2024 phấn đấu giảm hộ nghèo từ 7.540 hộ xuống còn 5.945 hộ, tỷ lệ còn lại là 1,76%.
Nhằm đảm bảo đạt được chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, số hộ nghèo cần giảm năm 2024 theo Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 03/01/2024 của UBND tỉnh, các địa phương đã xây dựng kế hoạch, văn bản chỉ đạo, giao UBND cấp xã và các phòng liên quan xây dựng, thực hiện phương án thoát nghèo cụ thể theo địa chỉ cho từng hộ nghèo.
Chương trình tín dụng ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội ngoài đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tiếp cận nguồn vốn, còn có các chính sách vay vốn khác như: giải quyết việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ; chương trình cho vay đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng; cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ… góp phần giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.
Cũng từ nguồn huy động sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành, cơ quan, đoàn thể, tổ chức và cá nhân trong việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. Trong đó, có sự tham gia của các doanh nghiệp và Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Từ đầu năm 2024 đến nay đã hỗ trợ 192 (153 xây mới, 39 sửa chữa) nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn với kinh phí 9.974 triệu đồng. Đã giải quyết việc làm cho 9.975 lao động, đạt 58,68% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2024, trong đó 618 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Có 1.453 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, đạt 70,88% so với kế hoạch năm 2024, trong đó có 55 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào DTTS.
Ngoài ra, đại diện Ban Dân tộc tỉnh cho biết, Ban Dân tộc đã tổ chức đoàn kiểm tra (đợt 2 trong năm 2024) về kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm của Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN tại A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà. Tổng nguồn vốn kế hoạch năm 2024 là 265.038 triệu đồng, bao gồm: vốn ngân sách Trung ương là 253.956 triệu đồng và ngân sách tỉnh là 11.082 triệu đồng. Ban Dân tộc cũng có những kiến nghị về việc tiếp tục quan tâm chỉ đạo quá trình tổ chức thực hiện Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN, trọng tâm là các dự án lớn như: Dự án quy hoạch sắp xếp bố trí ổn định dân cư Quảng Nhâm; Dự án Làng văn hóa các DTTS huyện A Lưới.
Đồng chí Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị chủ trì các chương trình MTQG cần thường xuyên kiểm tra, rà soát tiến độ, bám sát kế hoạch trong việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Các cơ quan, địa phương cần có báo cáo điều chỉnh theo Nghị quyết 111/2024/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để sớm trình HĐND tỉnh.
Yêu cầu các đơn vị, địa phương cần tập trung các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án các chương trình mục tiêu quốc gia. Rà soát, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia. Các cơ quan, đơn vị cần có sự phối hợp, hướng dẫn các địa phương trong việc thực hiện các dự án, tiểu dự án của các chương trình mục tiêu quốc gia.
Mặt khác, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lưu ý các cơ quan, địa phương cần chú trọng, quan tâm đến việc triển khai xóa nhà tạm, giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người dân, tạo điều kiện hỗ trợ, đẩy mạnh tạo sinh kế cho người dân. Huyện A Lưới cần tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn, cần phân khai chi tiết các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Qua đó, tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ, các dự án triển khai thực hiện tại các đơn vị, địa phương một cách đồng bộ và hiệu quả. Kịp thời có hướng dẫn cho các địa phương, để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực các chương trình mục tiêu quốc gia.
Minh TúKim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore trong tháng 11/2024 tiếp tục mạch tăng trưởng tích cực (tăng 31,32%), qua đó giữ vững tốc độ tăng trưởng 11 tháng của năm 2024 ở mức 32,11% so với cùng kỳ năm 2023.