Thừa Thiên Huế đề nghị xây thêm nhà ga hàng hóa tại sân bay Phú Bài
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có công văn đề nghị đầu tư xây dựng nhà ga hàng hóa tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài.
Mới đây, UBND Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ vừa có văn bản gửi Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về việc đầu tư xây dựng Dự án đầu tư Nhà ga hàng hóa tại cảng hàng không quốc tế Phú Bài.
Theo đó, cảng hàng không quốc tế Phú Bài được Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam cho nâng cấp mở rộng đưa vào khai thác năm 2013 với quy mô đầu tư 1 đường cất hạ cánh 2700 x 45m và nhà ga có tổng diện tích 6.500 m2, đảm bảo tiếp nhận được các loại máy bay tầm gần, tầm trung hạn chế (A320/A321 và tương đương), phục vụ 1,5 triệu hành khách/năm.
Quy hoạch cảng hàng không quốc tế Phú Bài đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1029/QĐ-TTg ngày 17/7/2009 nêu rõ, chỉ tiêu quy hoạch đạt được đến năm 2020: kéo dài đường cất hạ cánh số 1 hiện có đạt kích thước chuẩn 3.048 m x 45 m; hoàn thiện đường lăn song song dài 3.048 m và 6 đường lăn nối; bảo đảm tiếp nhận các loại máy bay B767, B777; sau năm 2020 kéo dài đường lăn song song lên 3.800 m và xây dựng thêm 1 đường lăn nối.
Năm 2019, Bộ Giao thông vận tải đã cho phép Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV) triển khai đầu tư Nhà ga hành khách T2, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2021, đảm bảo phục vụ 5 triệu hành khách/năm.
Để tiếp tục đầu tư hạ tầng cảng hàng không quốc tế Phú Bài đồng bộ theo quy hoạch, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ga hàng hóa; giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tham mưu Thủ tướng xem xét, quyết định.
Cuối cùng, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo, triển khai hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư xây dựng Dự án đầu tư Nhà ga hàng hóa, sớm đưa cảng hàng không quốc tế Phú Bài đạt chuẩn, là bước chuẩn bị cần thiết để đón đầu cơ hội, phục vụ tốt các chuyến bay trong nước và quốc tế đến Huế và khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Hà TrầnCông cuộc số hóa chợ hay tiệm tạp hóa truyền thống không chỉ đơn thuần gói gọn trong việc quét mã QR để thanh toán. Đây là một "cuộc chơi lớn" với 1,4 triệu tạp hoá đang chờ “lên đời công nghệ".