Thừa Thiên Huế: Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và HTX
Mới đây, đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã tỉnh về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và HTX, đồng thời tổng kết hoạt động của Liên minh HTX tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2021.
- Thừa Thiên Huế: Vận dụng công nghệ số trong công tác tiếp dân
- Thừa Thiên Huế: Tổ chức Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII phù hợp với tình hình mới
- Thừa Thiên Huế: Bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị 5 di tích
- Thừa Thiên Huế: Kích hoạt hệ thống khai báo y tế theo chính sách mới
- Còn 3 Chủ tịch tỉnh, thành không tiếp dân trong 18 tháng, điều chỉnh việc tiếp dân của Thừa Thiên Huế
Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Chí Tài - Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở KH&CN, Hội Nông dân tỉnh và Văn phòng Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.
Báo cáo tại buổi làm việc, lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh cho biết, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 306 HTX, trong đó có 203 HTX (66,3%) là thành viên chính thức của Liên minh HTX tỉnh. Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW, kinh tế tập thể, hợp tác xã trên toàn tỉnh cơ bản đã chấm dứt tình trạng yếu kém kéo dài. HTX đã có sự đổi mới, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Từ đó, HTX đã hỗ trợ thúc đẩy kinh tế hộ thành viên và có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế tỉnh. Kết quả được thể hiện trong xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế tập thể, HTX thu hút số lượng các hộ cá thể, cá nhân tham gia thành viên ngày càng tăng. Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX tăng 2,35 lần (32 triệu/năm). Doanh thu, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, nộp ngân sách nhà nước ngày càng tăng (xấp xỉ 6% so với tổng thu ngân sách).
Ở Thừa Thiên Huế đã có 56 HTX được hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ triển lãm trong nước do Liên minh HTX Việt Nam và các ngành tổ chức với kinh phí 436 triệu đồng. Trong giai đoạn 2013 - 2021, tỉnh đã có 1.859 lượt HTX được hỗ trợ về tuyên truyền kinh tế tập thể … Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức 81 lớp bồi dưỡng cho 2.936 lượt cán bộ HTX với tổng kinh phí 3.233 triệu đồng và tổ chức đào tạo cho 66 học viên chuyên ngành quản trị kinh doanh. Ngoài ra, thông qua các chương trình phối hợp, dự án đã tập huấn nâng cao năng lực cho 3.736 lượt cán bộ và thành viên HTX.
Tại buổi làm việc, trên cơ sở báo cáo của BTV Liên minh HTX tỉnh, các kiến nghị, đề xuất và ý kiến đóng góp, thảo luận của các thành viên dự họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được qua 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng và hoạt động của Liên minh HTX tỉnh thời gian qua. Đồng thời lưu ý, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, HTX phải gắn với quá trình xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Đồng chí đề nghị, cần đổi mới mô hình HTX phù hợp với tình hình hiện nay, phát triển HTX theo mô hình chuỗi giá trị, chuỗi liên kết. HTX phải thực sự là "bà đỡ" trong phát triển nông nghiệp, kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn để thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp. Liên minh HTX tỉnh phải tạo ra quyền lợi, lợi ích cho HTX, cho người nông dân, đồng thời nâng cao nhận thức cho người nông dân để người nông dân nhiệt thành,gắn bó và tự nguyện tham gia HTX. Việc hình thành và phát triển mạnh mẽ các HTX là điều cần thiết, hướng tới hình thành các HTX kiểu mới, kiểu mẫu. Cần nâng cao chất lượng mô hình sản xuất kinh doanh. Phát triển sản phẩm OCOP phải là sản phẩm có thương hiệu, đặc trưng, chủ lực của tỉnh, đồng thời phát triển theo chuỗi giá trị và gắn với giá trị thương mại.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ yêu cầu, ngành Nông nghiệp cần đánh giá lại thực trạng loại hình HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh để có hướng phát triển trong thời gian tới. Tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện các mô hình kinh tế thập thể, HTX. Phải phát triển mạnh HTX, nhất là HTX nông nghiệp, để đem lại lợi ích cho người nông dân, qua đó giúp nâng cao và ổn định đời sống cho người nông dân, đảm bảo an ninh lương thực, an ninh nông thôn. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động HTX.
Quy hoạch lại các vùng sản xuất nông nghiệp phù hợp với từng vùng miền. Cần đổi mới tư duy điều hành, tổ chức thực hiện trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp, qua đó mở ra phương thức sản xuất mới, mô hình phát triển mới và gắn với bảo vệ môi trường.
Ngành Nông nghiệp, Hội Nông dân và Liên minh HTX tỉnh phải có mối quan hệ hữu cơ và phối hợp chặc chẽ trong đào tạo, phổ biến chế độ chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh: Đặc biệt, phải khơi dậy được tinh thần mong muốn làm giàu, mong muốn cống hiến của người nông dân. Bên cạnh đó, Liên minh HTX tỉnh cần tranh thủ sự ủng hộ của các ban, bộ ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế để huy động nguồn vốn phát triển các mô hình HTX trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh hợp tác trong kêu gọi, từng bước hình thành các chuỗi cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP.
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng lưu ý các cơ quan ban ngành một số vấn đề quan trọng cần quan tâm như: Phải có quy chế phối hợp hàng năm giữa các cơ quan, đơn vị liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và phải bám định hướng phát triển của tỉnh trong quá trình thực hiện, nhằm hỗ trợ nông dân một cách thực chất, hiệu quả. Chủ trương hay, chính sách tốt nhưng khâu tổ chức thực hiện không tốt thì hiệu quả sẽ không cao… Quan trọng nhất vẫn là khâu triển khai thực hiện.
Sau buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ và các đại biểu tham quan thực tế tại Sàn Kinh tế hợp tác thuộc Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lê DungBộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.