Thừa Thiên Huế: Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025.
- Thừa Thiên Huế: Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về triển khai chuyển đổi số với Hà Nam
- Thừa Thiên Huế: Thị xã Phong Điền được công nhận đạt tiêu chí đô thị lại IV
- BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế: Nhiều thành tích nổi bật trong phong trào thi đua Quyết thắng
- Thừa Thiên Huế: Đẩy nhanh tiến độ triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia
Theo đó, năm học 2023-2024, toàn ngành giáo dục đã nỗ lực, cố gắng để thực hiện các nhiệm vụ được giao và hoàn thành kế hoạch năm học. Trong đó, ngành đã kịp thời tham mưu ban hành nhiều chính sách quan trọng về giáo dục, như Nghị quyết Quy định chế độ, chính sách cho học sinh và giáo viên trong các cuộc thi, kỳ thi học sinh giỏi các cấp trên địa bàn tỉnh cùng với các chính sách khác đã tạo động lực quan trọng động viên đội ngũ giáo viên, học sinh toàn ngành thi đua dạy tốt, học tốt và lập thành tích cao trong học tập, góp phần đưa giáo dục đào tạo Thừa Thiên Huế trở thành điểm sáng về chất lượng và truyền thống dạy học.
Ngoài ra, quy mô mạng lưới trường lớp cơ bản phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện đi lại học tập của học sinh. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 74,7%. Giáo dục mũi nhọn tiếp tục khẳng định vị trí trong top 10 về kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia khi có 74/93 học sinh dự thi đạt giải, đạt tỷ lệ 79,6%; có 7 học sinh được chọn vào vòng dự tuyển thi quốc tế, trong đó có 1 học sinh giành Huy chương Bạc Olympic Sinh học Quốc tế lần thứ 35. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào đại học và nhập học tiếp tục đứng tốp dẫn đầu của quốc gia.
Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư; đến nay, có 425/569 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 74,7%, tăng 3,7% so với năm học trước (71%). Mạng lưới trường lớp mầm non, phổ thông và các cơ sở giáo dục được sắp xếp, sáp nhập theo hướng thu gọn đầu mối, đáp ứng nhu cầu và quy mô học sinh của mỗi địa phương.
Ngoài ra, tổ chức thành công kỳ thi Tuyển sinh và tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 đảm bảo nghiêm túc, an toàn, chất lượng. Tỉ lệ tốt nghiệp đạt 99,4% (năm 2023 tỷ lệ đạt 98%); trong đó, nhiều trường đạt tỉ lệ 100%; tính theo phổ điểm thi trung bình: đạt 6,74 điểm (năm 2023 là 6,5 điểm) và xếp thứ 23/63 tỉnh thành, tăng 3 bậc so với năm 2023.
Năm học 2024 - 2025 sắp tới, ngành giáo dục xác định chủ đề năm học là "Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo". Toàn ngành tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đáng chú ý là đổi mới công tác quản lý giáo dục, quản trị nhà trường theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm giải trình, phát huy dân chủ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Mặt khác, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng; phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đề nghị ngành giáo dục cần tập trung đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 24/5/2021 của Tỉnh ủy xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Phấn đấu hoàn thành và nâng cao các chỉ số về kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng mũi nhọn, tỷ lệ phổ điểm tốt nghiệp trung học phổ thông.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành GD&ĐT tham mưu lãnh đạo tỉnh xây dựng kế hoạch tổng thể 5 năm (2025-2030) để chủ động đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo; chuẩn bị phương án để bảo đảm kiên cố hóa 100% cơ sở giáo dục đến năm 2030. Đồng thời, tiếp tục quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng; thực hiện việc điều chuyển giáo viên hợp lý, khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ; thực hiện đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong quản lý giáo dục, triển khai thực hiện học bạ số đảm bảo theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đồng thời tổ chức đánh giá sau 02 năm tổ chức thi tuyển sinh lớp 10 toàn tỉnh và cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cụ thể phương án tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 theo phương thức mới. Từ đó, phân tích nghiêm túc kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của các trường học trực thuộc để có giải pháp cụ thể, đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu và hướng khắc phục, tạo một sự chấn hưng đối với chất lượng giáo dục trung học cơ sở cho những năm học tiếp theo.
Minh TúCác nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.