Thừa Thiên Huế: Nhanh chóng chuẩn bị các phương án cho công tác phòng, chống thiên tai
Chiều 07/9, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc họp rà soát và triển khai công tác phòng, chống thiên tai năm 2023.
Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh Thừa Thiên Huế nhận định, mùa mưa bão năm 2023, trên Biển Đông khả năng có 7-9 cơn bão, ATNĐ, trong đó có 03-04 cơn ảnh hưởng đến thời tiết trên đất liền và trên vùng biển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Cần đề phòng các cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp và có khả năng đổ bộ trực tiếp vào địa phận tỉnh trong các tháng 10 và 11 gây ra mưa lớn, gió mạnh, song lớn, nước dâng.
Theo đó, mùa mưa bão năm 2023 tại tỉnh có khả năng xảy ra 10-12 đợt mưa và mưa lớn. Các đợt mưa lớn diễn ra từ khoảng nửa cuối tháng 9 đến nửa đầu tháng 12, tập trung chính trong tháng 10, tháng 11. Tỉnh đã dự trữ khoảng 100 tấn gạo, 100 tấn mì ăn liền trong thời gian 3,5 tháng. Khi có thiên tai, bão lụt xảy ra, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các doanh nghiệp xuất kho, vận chuyển hàng hóa dự trữ để cứu trợ tại các huyện, thị xã và thành phố.
Ngoài ra, tỉnh cũng đã chủ động lên phương án tổ chức di dời để đối phó với nước dâng do bão, lũ lụt: 11.548 hộ/ 43.241 khẩu, di dời đối phó với bão: 17.374hộ/ 56.454 khẩu. Di dời đối phó với lũ lụt: 10.713 hộ/30.202 khẩu. Di dời đối phó với lũ quét, sạt lở đất: 4.702 hộ/ 15.804 khẩu.
Tất cả các đơn vị, sở ngành đã nghe báo cáo công tác PCTT&TKCN của các địa phương. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cũng đã đưa ra kịch bản giả định ứng phó với bão lũ năm 2023. Cũng trên cơ sở nhận định xu thế khí tượng thuỷ văn, tình hình thiên tai trên thế giới và khu vực, giả định kịch bản thiên tai năm 2023 trên địa bàn tỉnh xảy ra tương tự với tình huống mưa lũ, bão đặc biệt lớn tháng 10/2020.
Bên cạnh đó, cuộc họp đã nhận diện một số sự cố thiên tai có thể xảy ra như sạt lở một số khu vực dân cư, các tuyến giao thông vào hồ thủy lợi, thủy điện, chia cắt, các khu vực trọng điểm vùng miền núi. Khu vực đồng bằng, đô thị ngập lụt trên diện rộng, nhiều vùng bị ngập sâu, các trục đường sắt, đường bộ bị hư hỏng, chia cắt. Hành khách tại nhà ga, bến xe, tàu bay bị lưu lại nhiều ngày.
Nên các địa phương làm sẵn sàng công tác chuẩn bị, tránh bị động, kiểm tra khả năng huy động sức mạnh tổng hợp theo phương châm "4 tại chỗ" trong công tác PCTT&TKCN. Đồng thời, rút kinh nghiệm bổ sung kế hoạch, cơ sở vật chất, ứng phó có hiệu quả với các tình huống có thể xảy ra trong thời gian tới.
Đồng chí Hoàng Hải Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghi các địa phương khẩn trương tổ chức kiểm tra, rà soát các khu dân cư, trường học, cơ sở y tế, trụ sở cơ quan, doanh trại ven sông, suối, ven biển, khu vực sườn dốc để kịp thời phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở khi mưa lớn. Nhanh chóng tổ chức di dời hoặc có phương án chủ động chống sạt lở, sơ tán khi có tình huống xấu, không để xảy ra tình huống bị động, bất ngờ. Có phương án hỗ trợ tái định cư, ổn định đời sống cho các hộ dân phải di dời.
Mặt khác, kiểm tra đảm an toàn hệ thống hạ tầng thông tin, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với bão, lũ. Rà soát khu tránh trú bão, trang thiết bị an toàn của các tàu, thuyền và chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền vận tải trong mùa mưa bão. Rà soát, kiểm tra các chủ đầu tư xây dựng công trình bảo đảm an toàn trong thiên tai, khắc phục tình trạng ngập úng tại đô thị khi mưa lớn.
Các chủ đập thuỷ lợi, thuỷ điện khảo sát, đánh giá nhanh nguy cơ sạt trượt đất tại các khu vực lòng hồ, khu vực đập và vùng hạ lưu đập nhằm bổ sung phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó tình huống khẩn cấp, đảm bảo an toàn công trình và khu vực hạ du các hồ chứa trên địa bàn tỉnh.
Ngọc TúTrong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.