Thừa Thiên Huế: Nón lá Vân Thê được công nhận là nghề truyền thống
Mới đây, nghề nón lá Vân Thê, làng Vân Thê, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy được chính thức công nhận là nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nghệ An: Đoàn công tác Ủy ban Tư pháp của Quốc hội làm việc về công tác phòng, chống tội phạm
- Nghệ An: Chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc diễn tập khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự tỉnh năm 2022
- Nghệ An: Tạm đình chỉ các hoạt động khai thác khoáng sản tại xã Châu Hồng
- Đảo Cồn Cỏ - “Viên ngọc xanh’’ của Quảng Trị
- Nghệ An: Giới thiệu hơn 30 sản phẩm OCOP tại Hội chợ thương mại Festival Huế 2022
Từ lâu chiếc nón bài thơ gắn với tà áo dài đã trở thành biểu tượng của con người và du lịch Huế. Điều này không phải ngẫu nhiên khi Thừa Thiên Huế là tỉnh hiện có nhiều làng nghề làm nón lá nhất cả nước. Trong đó có những làng nghề nón lá có tuổi đời hàng trăm năm như Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Vân Thê...
Để hoàn thiện một chiếc nón, người làm phải thực hiện khoảng 15 công đoạn từ lên rừng hái lá, rồi sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ... để có một chiếc nón bài thơ vừa nhẹ vừa đẹp. Điều làm nên thương hiệu nón Huế chính nằm ở khâu chằm. Nón Huế bao giờ cũng được làm từ hai lớp, người thợ phải khéo léo để khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp, giúp nón mỏng và thanh. Sau đó mới phủ dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền. Ngày nay để làm đẹp thêm cho chiếc nón, những người thợ ở làng nghề nón Huế còn ép vào đó cả tranh về sông Hương, núi Ngự cạnh bài thơ.
Mới đây, UBND tỉnh vừa có Quyết định số 1915/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 công nhận nghề nón lá Vân Thê, làng Vân Thê, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy là nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nghề nón/chằm nón lá đã gắn với tên tuổi của làng Vân Thê, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy từ năm 1553 (Theo "Địa chí Hương Thủy, NXB Thuận Hóa, năm 1998") và được duy trì, phát triển tại làng Vân Thê cho đến nay.
Sản phẩm nón lá Vân Thê luôn được cải tiến về mẫu mã, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và tính thẩm mỹ. Đây là nghề tiểu thủ công nghiệp chính trong làng, hoạt động của nghề với nguyên liệu chính là lá, tre, nứa, lồ ô, với các bàn tay khéo léo của người dân đã tạo ra được các sản phẩm rất đẹp và được thị trường ưa chuộng.
Lê DungTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.