Thừa Thiên Huế: Phát triển hệ sinh thái cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ
Mới đây, Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức diễn đàn “Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ”.
- Thừa Thiên Huế: Thiết thực Ngày hội Biên phòng tại huyện biên giới A Lưới
- Thừa Thiên Huế: Đổi mới, đa dạng các hoạt động hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn
- Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đón nhận 100 tân binh và chuẩn bị tốt việc huấn luyện chiến sĩ mới
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tính đến nay, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh khoảng 6.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nữ chiếm gần 30%. Tất cả các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ngày càng phát triển, nhiều gương mặt doanh nhân nữ, phụ nữ khởi nghiệp đã có những thành tích nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ngành nghề truyền thống, các sản phẩm thân thiện với môi trường; phát triển du lịch cộng đồng, qua đó tạo sinh kế cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Mặt khác, Cục Phát triển doanh nghiệp đã lựa chọn tỉnh Thừa Thiên Huế là 01 trong 02 địa phương trên cả nước làm thí điểm để "nghiên cứu, đề xuất và tư vấn, triển khai chương trình hành động hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững, bao gồm doanh nghiệp tạo tác động xã hội" mà cụ thể là Vùng Đệm bàng Phò Trạch và Làng cổ Phước Tích huyện Phong Điền.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập thì các nữ doanh nhân trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã đáp ứng tốt một trong những năng lực quan trọng quyết định thành công trong kinh doanh đó là năng lực nắm bắt cơ hội. Các nữ doanh nhân Thừa Thiên Huế đã thực sự nhạy bén và linh hoạt trong việc chớp thời cơ, đón đầu trong việc cung cấp các giải pháp kinh doanh và tiên phong tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường; sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ngành nghề truyền thống, các sản phẩm thân thiện với môi trường; phát triển du lịch cộng đồng, qua đó tạo sinh kế cho người dân địa phương, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hy vọng thông qua diễn đàn này, các chuyên gia, các doanh nghiệp, cán bộ công tác trong các lĩnh vực có liên quan sẽ tham gia hiến kế, cung cấp các giải pháp phát triển hiệu quả Vùng Đệm bàng Phò Trạch và Làng cổ Phước Tích trong thời gian tới.
Cũng tại đây, các đại biểu đánh giá thực trạng phát triển của các doanh nghiệp, những tác động xã hội tại khu vực và đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn; để đề xuất và triển khai các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tại địa phương, trong đó có hiến kế, cung cấp các giải pháp phát triển hiệu quả Vùng Đệm bàng Phò Trạch và Làng cổ Phước Tích trong thời gian tới.
Đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng bày tỏ mong muốn, các doanh nghiệp tiếp tục vào cuộc đồng hành cùng chính quyền trong khôi phục và phát triển bền vững các làng nghề truyền thống, kết nối tour tuyến du lịch, đào tạo nâng cao năng lực cho người dân trong phát triển du lịch cộng đồng. Đồng thời mong muốn các bạn trẻ là sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tham gia xây dựng nên những câu chuyện về điểm đến, quảng bá làng nghề, du lịch tại làng cổ Phước Tích và Thừa Thiên Huế.
Ngọc TúDự kiến từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.