Thừa Thiên Huế: Sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần đảm bảo an sinh xã hội

Địa phương
06:15 PM 15/01/2023

Mới đây, UBND tỉnh tổ chức hội nghị với Ban đại diện HĐQT chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Thừa Thiên Huế quý IV, năm 2022.

Báo cáo của Ban đại diện NHCSXH tỉnh, năm 2022, bên cạnh những thuận lợi khó khăn đan xen, Ban đại diện tỉnh đã chỉ đạo NHCSXH chủ động phối hợp với các ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các địa phương tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động, đẩy mạnh tăng trưởng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, nỗ lực hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2022, qua đó góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, tạo việc làm và hoạt động an sinh xã hội tại địa phương.

Thừa Thiên Huế: Sử dụng  hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần đảm bảo an sinh xã hội - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng chi nhánh NHCSXH tỉnh

Với tổng nguồn vốn của NHCSXH đạt 3.801 tỷ đồng, tăng 565 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng đạt 17,46%. Tổng dư nợ của chi nhánh đạt 3.798,8 tỷ đồng, tăng 564,4 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 17,45%, cao nhất trong vòng 20 năm qua. Chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện và nâng cao theo hướng bền vững, có 99/141 xã không có nợ quá hạn (tăng thêm 08 xã không có nợ quá hạn so với năm 2021), chiếm 70,2% tổng số xã trong toàn tỉnh.

Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW; Kết luận 06/KL-TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực. Đặc biệt, thực hiện các chương trình tín dụng theo Nghị quyết 11/NQ-CP, chi nhánh đã nhanh chóng tiếp nhận và giải ngân được 5.507 hồ sơ đề nghị vay vốn của 05 chương trình với tổng số tiền là 309,25 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 100% chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Định hướng năm 2023, Ban đại diện bám sát chỉ đạo của NHCSXH, tham gia tích cực, hiệu quả việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh tổ chức triển khai tốt Nghị quyết HĐQT, Nghị quyết Ban đại diện cùng cấp; chỉ đạo NHCSXH thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023. Củng cố, kiện toàn kịp thời thành viên Ban đại diện các cấp đảm bảo đủ số lượng, thành phần khi có sự thay đổi theo quy định của HĐQT NHCSXH.

Ngoài ra, Ban đại diện cũng tăng cường công tác kiểm tra giám sát của thành viên Ban đại diện cấp tỉnh, huyện; của NHCSXH; của các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vốn nhận uỷ thác của NHCSXH. Quản lý chặt chẽ nguồn vốn tín dụng chính sách, không để xảy ra hiện tượng chiếm dụng vốn vay, cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả. Tiếp tục tổ chức có hiệu quả và an toàn hoạt động giao dịch tại 141 Điểm giao dịch xã trên địa bàn toàn tỉnh. Tập trung giải ngân các chương trình tín dụng theo kế hoạch tăng trưởng được giao trong năm 2023, đặc biệt là các chương trình tín dụng theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ; đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng, phù hợp với nhu cầu và phương án vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, không để tồn đọng nguồn vốn. 

Thừa Thiên Huế: Sử dụng  hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần đảm bảo an sinh xã hội - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH tỉnh Nguyễn Thanh Bình đánh giá cao những nỗ lực của các thành viên ban đại diện trong việc thúc đẩy đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến gần hơn với các đối tượng chính sách, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2022. Từ đó, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, để thực hiện tốt nhiệm vụ trong năm 2023, chi nhánh NHCSXH cần bám sát định hướng phát triển kinh tế xã hội cũng như định hướng phát triển của tỉnh trong năm 2023 từ đây phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, đảm bảo an sinh xã hội, đưa nguồn vốn đến với đúng đối tượng tạo được động lực cho người dân phát triển kinh tế. Thúc đẩy đưa nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi đến các khu vực còn khó khăn trên địa bàn tỉnh, nhất là địa bàn huyện A Lưới nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Ngoài ra, phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH tỉnh Nguyễn Thanh Bình, đề nghị trong năm 2023 cần rà soát, triển khai kế hoạch và các nhiệm vụ một cách đồng bộ, chú trọng công tác giải ngân nguồn vốn đến với người dân. Tiếp tục tổ chức có hiệu quả và an toàn hoạt động giao dịch tại 141 điểm giao dịch xã trên địa bàn toàn tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh tồn tại, thiếu sót trong hoạt động tại các điểm giao dịch xã cả về hình thức, nội dung và quy trình thực hiện. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tín dụng chính sách, về huy động tiền để tín dụng chính sách đến gần hơn với người dân, nhất là các đối tượng chính sách.

Ngọc Tú
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.