Thừa Thiên Huế: Tăng cường kêu gọi đầu tư vào khu kinh tế, công nghiệp
Mới đây, Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp (KKT, CN) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tham dự có đồng chí Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
- Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế: Nâng cao năng lực địa phương
- Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
- Thừa Thiên Huế: Đón khách du lịch đầu tiên đến bằng đường hàng không năm 2024
- Thừa Thiên Huế chủ động thành lập, tổ chức hoạt động Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX
Năm 2023, dù gặp nhiều khó khăn trong công tác xúc tiến đầu tư, nhưng Ban Quản lý KKT, CN tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp mới 11 dự án đầu tư và điều chỉnh 6 dự án đầu tư với tổng vốn thu hút đầu tư là 6.002 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm 2023, chiếm 53,1% tổng vốn đầu tư thu hút của toàn tỉnh.
Hiện nay trên địa bàn có 175 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 115.765 tỷ đồng; kim ngạch xuất nhập khẩu 1,49 tỷ USD, đạt 114,6% kế hoạch, chiếm 85% kim ngạch xuất nhập khẩu toàn tỉnh; doanh thu 35.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch; nộp ngân sách 3.900 tỷ đồng, đạt 111,4% kế hoạch, chiếm 35,4% thu ngân sách toàn tỉnh. Năm 2023, tổng kế hoạch vốn đầu tư công được bố trí cho các dự án trên địa bàn KKT, KCN là 449.609 triệu đồng, đến nay đã giải ngân 100% vốn bố trí.
Trong đó, tình hình khai thác của cảng Chân Mây, trong năm đã đón hơn 550 lượt tàu (trong đó có 65 chuyến tàu container), lượng hàng qua cảng 3,3 triệu tấn hàng rời, hàng container là 7.370 TEUs; có 12 chuyến tàu du lịch với 13.429 người (trong đó 8.051 khách và 5.378 thuyền viên).
Ghi nhận và biểu dương những kết quả của Ban Quản lý KKT, CN tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cho biết, năm 2024 tỉnh đề ra các mục tiêu chủ tiêu chủ yếu, gồm: tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,5-9,5%; phấn đấu thực hiện thu ngân sách trên địa bàn tăng 12% so với thực hiện năm 2023 (12.700 tỷ đồng), kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% trở lên (1-1,1 tỷ USD). Đây là các mục tiêu cao trong tình hình hiện nay, đòi hỏi phải có hệ thống giải pháp đồng bộ, sự nỗ lực, quyết tâm cao của tất cả các ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ, tạo nền tảng cho Thừa Thiên Huế trình Trung ương Đề án đưa toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong năm 2024.
Do đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Ban Quản lý KKT, CN tỉnh tiếp tục quan tâm tổ chức lại bộ máy của Ban Quản lý theo hướng giảm trung gian, đầu mối khi xử lý công việc; tổ chức triển khai hoàn thiện công tác lập điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô trình Thủ tướng phê duyệt; thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương trên địa bàn các KKT, KCN để kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình xây dựng sai quy hoạch, không phép, trái phép; tiếp tục đầu tư, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, từng bước hoàn thiện các thiết chế xã hội, tạo tiền đề để xây dựng đề án thành lập Đô thị Chân Mây - Lăng Cô, phấn đấu đến năm 2025 đạt các tiêu chí đô thị loại III theo định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đồng chí Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị, Ban Quản lý KKT, CN tỉnh cần tăng cường và đổi mới công tác xúc tiến đầu tư theo hướng có hiệu quả cao hơn; chú trọng kêu gọi các nhà đầu tư có thương hiệu lĩnh vực công nghiệp, kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, các dự án lớn về du lịch, đô thị, đầu tư và khai thác cảng biển; nâng cấp cảng nước sâu Chân Mây thành cảng container, cảng du lịch; xây dựng Bến số 4, Bến số 5 cảng Chân Mây, khu dịch vụ Logistic cảng Chân Mây…; tiếp tục rà soát, đẩy nhanh tiến độ các dự án thuộc diện giám sát đặc biệt, dự án thuộc diện đôn đốc tiến độ; kiên quyết xử lý đối với các dự án chậm tiến độ, ngừng hoạt động...
Cũng trong dịp này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã trao cờ thi đua đơn vị dẫn đầu cho Ban Quản lý Khu kinh tế và công nghiệp tỉnh, bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể và cá nhân hoàn thành xuất sắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đơn vị.
Ngọc TúTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.