Thừa Thiên Huế: Triển khai mô hình Tổ Y tế lưu động ứng phó với diễn biến dịch COVID-19
Mới đây, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch 187/KH-BCĐ triển khai mô hình Tổ Y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn.
- Thừa Thiên Huế: Khu thu dung và điều trị COVID-19 chính thức đi vào hoạt động.
- CDC Thừa Thiên Huế: Nữ sinh được đưa lên xe cấp cứu không phải bị sốc phản vệ sau tiêm
- Thừa Thiên Huế: Đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Hệ thống lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thừa Thiên Huế: Hợp tác với cơ quan Hợp tác phát triển Hoa Kỳ trên tinh thần hữu nghị và phát triển
Nhằm tăng cường công tác quản lý, theo dõi, giám sát y tế và tổ chức chăm sóc sức khỏe cho người mắc COVID-19 (F0) không triệu chứng tại nhà, góp phần giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung, các đơn vị thu dung, điều trị COVID-19. Mới đây, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch 187/KH-BCĐ triển khai mô hình Tổ Y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn.
Theo đó, tất cả các địa phương phải thành lập Tổ Y tế lưu động, sẵn sàng kích hoạt khi có các đối tượng F0 cách ly tại nhà trên địa bàn thôn/tổ dân phố/cụm dân cư. Nếu tại địa bàn phường, xã phát hiện có F0 cần cách ly thì phải kích hoạt ngay 01 Tổ Y tế lưu động để quản lý, chăm sóc F0 tại nhà với thành phần theo Quyết định số 4042/QĐ-BYT; đảm bảo mỗi cụm dân cư có khoảng 50-100 trường hợp nhiễm COVID-19 được cách ly tại nhà thì có một Tổ Y tế lưu động.
Tổ Y tế lưu động là một tổ chức thuộc Trạm y tế, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp của Trưởng Trạm y tế và Giám đốc Trung tâm Y tế tuyến huyện. Có chức năng triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng. Đồng thời kết nối giữa chăm sóc, quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà với chăm sóc tại bệnh viện. Song song với việc phát hiện các trường hợp diễn biến nặng và chuyển tuyến kịp thời; cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu, chuyển tuyến kịp thời các bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn được giao.
Tùy theo điều kiện của địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp xã chọn một cơ sở phù hợp cho Tổ Y tế lưu động làm việc, có thể lựa chọn nhà văn hóa tổ dân phố, trường học, trung tâm thể thao, cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn... Trong trường hợp trên địa bàn không thể chọn được các công trình sẵn có thì xem xét làm nhà dã chiến, nhà di động để phục vụ cho Tổ hoạt động.
Tùy theo tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn, mỗi xã/phường/thị trấn có thể thiết lập một hoặc nhiều Tổ Y tế lưu động. Một Tổ Y tế lưu động được giao phụ trách một cụm dân cư, có thể là các tổ dân phố của các phường khác nhau, không phụ thuộc địa giới hành chính.
Trung tâm Y tế tuyến huyện và lực lượng hỗ trợ bố trí đủ nhân lực cho Tổ Y tế lưu động hoạt động. Mỗi Tổ Y tế lưu động có tối thiểu 05 người, trong đó có 01 cán bộ có trình độ Cao đẳng y tế trở lên, 01 cán bộ y tế địa phương; 02 người là lực lượng huy động của địa phương; 01-02 sinh viên/học viên y khoa. Phải có tối thiểu 01 nhân viên y tế nắm rõ địa bàn dân cư được giao. Ngoài nhân viên y tế trong biên chế, có thể huy động sự tham gia của đội ngũ y tế tư, nhân viên y tế đã nghỉ hưu trên địa bàn. Trong trường hợp nguồn nhân lực y tế tại địa phương không đáp ứng đủ, huy động thêm nhân viên y tế và các tình nguyện viên từ địa phương khác.
Đối tượng được cách ly, theo dõi tại nhà:
Người nhiễm COVID-19 (là người được khẳng định dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real-time RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên) có đủ các điều kiện sau đây được các cơ quan có trách nhiệm xem xét cho cách ly, theo dõi tại nhà:
1.1. Mức độ bệnh và đặc điểm của người nhiễm COVID-19
- Không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ (không có suy hô hấp: SpO2 ≥ 96%, nhịp thở ≤ 20 lần/phút đối với người lớn).
- Tuổi: Trên 12 tháng và dưới 50 tuổi.
- Bệnh, thể trạng kèm theo: không có bệnh nền (Danh sách các bệnh nền xem ở Phụ lục 1).
- Không đang mang thai.
- Đã tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vắc xin phòng COVID-19 sau 14 ngày;
1.2. Khả năng người nhiễm COVID-19 tự chăm sóc
- Có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, giặt quần áo, vệ sinh cá nhân.
- Biết cách đo thân nhiệt.
- Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát. Khi có tình trạng cấp cứu, có sẵn và sử dụng được các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…
- Có khả năng tự dùng thuốc theo đơn thuốc (toa) của bác sỹ.
- Nếu F0 không có khả năng tự chăm sóc thì gia đình phải có người khỏe mạnh, có kiến thức chăm sóc người nhiễm, biết cách phòng ngừa lây nhiễm để hỗ trợ người nhiễm thực hiện các tiêu chí tại mục này. Tuy nhiên nên hạn chế số lượng người chăm sóc.
Sáng 21/01, Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.