Thừa Thiên Huế: Triển khai quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia
Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức phiên họp giao ban đánh giá tình hình thực hiện 02 Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (từ năm 2021-2025).
- Thừa Thiên Huế: Kết nối hãng tàu - doanh nghiệp có hàng container qua cảng Chân Mây
- Đoàn giám sát Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thừa Thiên Huế: Chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra
- Thừa Thiên Huế: Ưu tiên áp dụng các giải pháp mô hình kinh tế xanh cho phát triển kinh tế
Đồng chí Nguyễn Thanh Bình - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì phiên họp, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng các địa phương.
Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, năm 2022, 2023 tỉnh Thừa Thiên Huế được Trung ương phân bổ 485.054 triệu đồng thực hiện các hoạt động (07 dự án) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong đó năm 2022 là 189.266 triệu đồng, năm 2023 là 296.088 triệu đồng. Năm 2023, tính đến ngày 30/11/2023, đã giải ngân được 155.813,3 triệu đồng/433.880,9 triệu đồng, tỷ lệ 35,9%, trong đó: Vốn đầu tư phát triển giải ngân 98.909 triệu đồng/250.297 triệu đồng; tỷ lệ 39,5%; Vốn sự nghiệp giải ngân 56.904,3 triệu đồng/183.583,9 triệu đồng; tỷ lệ 31,0%.
Trong đó, chỉ tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2023, theo kết quả báo cáo của các địa phương số hộ nghèo, tỷ lệ giảm nghèo năm 2023 của các địa phương đều đạt, vượt chỉ tiêu được tỉnh giao. Kết quả đạt được là do cấp uỷ, chính quyền các cấp đã tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ người nghèo trong thời gian qua.
Về phía đại diện Ban Dân tộc tỉnh cho biết, hiện nay, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng đang gấp rút thi công hoàn thành để làm hồ sơ nghiệm thu thanh toán. Các công trình khởi công mới năm 2023 đang tập trung thi công, phấn đấu đến ngày 31/12/2023 giải ngân tối đa vốn được giao kế hoạch (dự kiến tối đa giải ngân được 80%).
Riêng vốn kéo dài từ năm 2022 phấn đấu giải ngân 96%. Đến nay, một số văn bản hướng dẫn (thay thế văn bản cũ hoặc sửa đổi, bổ sung) của một số Bộ, ngành đã được ban hành. Nghị quyết về mức hỗ trợ 01 dự án phát triển sản xuất thực hiện các CTMTQG được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua là những cơ sở để các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện.
Đồng chí Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Bên cạnh những khó khăn và vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã chỉ đạo quyết liệt, tập trung triển khai thực hiện một cách đồng bộ, tạo bước chuyển rõ nét trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Đặc biệt đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết và cụ thể để triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong năm 2024. Tập trung rà soát các nội dung, khó khăn, vướng mắc liên quan. Lập kế hoạch giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia theo từng tiến độ, có kịch bản chi tiết, từng nội dung một, có phân tích đánh giá để xây dựng cơ chế hỗ trợ cho người dân, có sự điều phối một số nguồn lực trong thực hiện các chương trình MTQG.
Yêu cầu các cơ quan chủ quản các chương trình phối hợp tập huấn, hướng dẫn cho các địa phương để giải ngân sớm cho nguồn vốn sự nghiệp. Rà soát nguồn vốn đối ứng của các địa phương, để có hướng giải quyết trong việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc có báo cáo cụ thể về việc đào tạo nghề cho các chương trình mục tiêu quốc gia. Trên cơ sở đó, các địa phương phải đăng ký số lượng đào tạo nghề cụ thể.
Mặt khác, các ngành, đơn vị phải xác định trách nhiệm theo từng nhiệm vụ của từng ngành được giao trong việc thực hiện các chương trình MTQG. Nguồn lực trong năm 2024 là rất lớn nên các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tập trung triển khai thực hiện để giải ngân nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia.
Ngọc TúBộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.