Thưa vắng hành khách trong ngày đầu mở cửa toàn bộ đường bay quốc tế
Ngày đầu Việt Nam mở cửa bầu trời quốc tế, không hạn chế về tần suất và các đường bay quốc tế đến, số lượng khách quốc tế đến 2 sân bay lớn nhất cả nước còn khá khiêm tốn.
- Chuyên gia VinaCapital: Ngày càng nhiều nhà đầu tư quốc tế bị hấp dẫn bởi câu chuyện tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và mong muốn tham gia vào thị trường này
- Loạt biểu tượng mới hứa hẹn đưa du lịch Phú Quốc vươn tầm quốc tế
- Dân mạng vui mừng khi hay tin đường bay quốc tế được mở lại: Người xa quê mong sớm được về nhà, dân mê du lịch xác định "tới công chuyện"
- Hải Phòng sẽ có thêm sân bay quốc tế 'khủng' ở Tiên Lãng?
Thông tin từ Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, trong ngày đầu tiên Việt Nam mở bay quốc tế hoàn toàn, lượng khách qua sân bay này không có đột biến, số chuyến bay cũng không nhiều.
Cụ thể, ngày 15/2, sân bay Nội Bài khai thác 80 chuyến bay quốc tế (cả đi và đến), trong đó 23 chuyến bay chở khách (14 chuyến đi, 9 chuyến đến). Lượng khách đến chỉ khoảng 800 người, khách đi là 1.200 người.
Tại sân bay Tân Sơn Nhất, tình trạng cũng không khá hơn. Trong ngày đầu tiên dỡ bỏ rào cản tần suất bay quốc tế, Tân Sơn Nhất khai thác 94 chuyến bay quốc tế, song chỉ có 15 chuyến chở khách đi (1.354 người), 9 chuyến chở khách đến (1.245 người), còn lại là các chuyến bay chở hàng hóa.
Một số chuyên gia hàng không cho rằng, sở dĩ chuyến bay chưa tăng nhiều do đặc thù hàng không, không phải cứ mở cửa là các hãng có thể tăng chuyến và bay ngay, mà vẫn cần thời gian để hãng mở bán vé. Ngoài ra, nếu chính sách visa với người nước ngoài chưa được nới lỏng, lượng khách du lịch sẽ không tăng. Như vậy, dù có tăng tần suất chuyến bay thì lượng khách vào cũng khó có thể tăng đột biến.
Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam đã giao Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam phát thông báo tin tức hàng không (NOTAM) về việc Việt Nam dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế, trở lại bình thường như trước khi xảy ra đại dịch COVID-19 từ ngày 15/2. Tuy nhiên, những quy định về nhập cảnh, phòng chống dịch với hành khách vào Việt Nam vẫn được thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế.
Đến thời điểm này, ngoại trừ Trung Quốc, tất cả các quốc gia mà Việt Nam đề nghị khôi phục đường hàng không đều đã đồng ý. Hiện các đường bay tới châu Âu, Úc, Mỹ… Việt Nam đều đã có hoạt động khai thác. Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc hiện vẫn hạn chế đối tượng nhập cảnh trên các chuyến bay từ Việt Nam đến để phòng chống dịch.
Trao đổi với các cơ quan báo chí, đại diện Bamboo Airways cho biết, hãng đã chuẩn bị kế hoạch, nguồn lực để khai thác đến các thị trường trọng điểm của Việt Nam từ rất sớm, dài hạn, bài bản, kỹ lưỡng. Nằm trong kế hoạch tái khai thác các đường bay quốc tế đầu năm 2022 đối với khu vực châu Á nói chung, Đông Bắc Á nói riêng, Bamboo Airways triển khai khai thác đường bay quốc tế thường lệ Hà Nội - Narita, Hà Nội - Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) và Hà Nội - Incheon (Hàn Quốc).
Với các đường bay dài xuyên châu lục đến châu Âu, châu Úc, châu Mỹ , Bamboo Airways sẽ triển khai các chặng bay kết nối Hà Nội với Frankfurt (Đức); TP.HCM với Melbourne (Úc), Hà Nội - London (Anh)…Hãng cũng dự kiến triển khai các đường bay TP.HCM - Frankfurt (Đức), Hà Nội/TP.HCM - Berlin/Munich (Đức) và đặc biệt là đường bay thẳng đến Mỹ trong giai đoạn tới.
Trong khu vực Đông Nam Á, Bamboo Airways triển khai đường bay TP.HCM – Singapore, Thái Lan trong tháng 3/2022 và dự kiến phát triển nhiều tuyến đường bay tới Lào, Campuchia... trong dịp hè 2022. Tần suất bay sẽ được tăng cường tùy theo nhu cầu của thị trường và sự cho phép của nhà chức trách.
Tương tự, Vietnam Airlines cho biết hãng luôn sẵn sàng để bay quốc tế trở lại, tuy nhiên, vẫn còn phải phụ thuộc vào việc các nước khác có đồng ý nối lại hay không. Trước đó, hãng hàng không quốc gia đã khai thác trở lại đường bay thường lệ giữa Hà Nội và Moscow (Nga) với tần suất 1 chuyến/tuần, đồng thời, lên lịch bay đến các nước Anh, Pháp, Đức.
HM (t/h)Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.