Thương mại điện tử B2C tăng trưởng 20% mỗi năm

Kinh doanh
10:54 AM 10/06/2022

Doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới (B2C) của Việt Nam ước tính tăng trưởng trên 20% mỗi năm và dự kiến đạt 11,1 tỷ USD vào năm 2026.

Con số trên được đưa ra trong báo cáo “Người bán hàng địa phương, Khách tiêu dùng toàn cầu: Xu hướng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử tại Việt Nam” vừa được Amazon công bố.

Báo cáo cho biết, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới (B2C) của Việt Nam ước tính đạt 75,4 nghìn tỷ đồng (3,3 tỷ USD) trong năm 2021 và dự kiến đạt 256,1 nghìn tỷ đồng (11,1 tỷ USD) vào năm 2026.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới (B2C) của Việt Nam ước tính tăng trưởng trên 20% mỗi năm. Ảnh: VnEconomy

Doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới (B2C) của Việt Nam ước tính tăng trưởng trên 20% mỗi năm. Ảnh: VnEconomy

Báo cáo này nhận định, nếu coi "Thương mại điện tử B2C" như là một ngành hàng xuất khẩu, đây sẽ là ngành xuất khẩu thế mạnh đứng thứ 5 tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.

88% doanh nghiệp được khảo sát tại Việt Nam nhận định TMĐT rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của họ, đồng thời nhận định doanh số bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới sẽ cao hơn doanh số bán lẻ online trong nước.

Có thể thấy, thương mại điện tử những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch.

Dự báo giai đoạn từ năm 2022-2025, thương mại điện tử Việt Nam tăng trung bình 25%/năm, đạt xấp xỉ 35 tỷ USD vào năm 2025, chiếm 10% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Tuy nhiên, 85% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ gặp rào cản về năng lực cạnh tranh trong khu vực và trên toàn cầu. Và 81% doanh nghiệp thừa nhận chưa được chuẩn bị để đáp ứng được sở thích và tâm lý của người tiêu dùng nước ngoài.

Nhằm giúp tháo gỡ những bất cập mà các doanh nghiệp đang gặp phải, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã hợp tác cùng Amazon Global Selling Việt Nam với nỗ lực hỗ trợ kịp thời và dài hạn đến từ Chính phủ và các đơn vị trong ngành nhằm phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.

Dự kiến, chương trình này sẽ kéo dài trong 5 năm với các hoạt động đào tạo, tập huấn trực tiếp lẫn trực tuyến trên khắp cả nước nhằm nỗ lực trang bị thêm sức mạnh cho các doanh nghiệp Việt Nam vững bước, hướng tới thành công khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới từ Amazon.

Thị trường thương mại điện tử toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới, dự kiến đạt trên 7.000 nghìn tỷ đồng vào năm 2025. Tác động từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới khiến xu hướng chuyển đổi phương thức kinh doanh từ truyền thống sang các nền tảng số ngày càng phổ biến. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày một sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.