Thương mại điện tử tác động kép cho nền kinh tế số phát triển
Nền kinh tế thế giới năm 2023 được dự báo sẽ phải đối mặt với không ít thách thức từ rủi ro suy thoái kinh tế, xung đột Nga và Ukraine, sự đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng hàng hóa. Trong bối cảnh đó, triển vọng nền kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá tăng trưởng tích cực và hướng tới xu thế phát triển bền vững.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn này, nền kinh tế của Việt Nam vẫn được dự báo là một điểm sáng kinh tế trong khu vực. Tính đến tháng 9/2022, cả Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đều dự báo Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, với mức tăng lần lượt là 7,2% và 6,5%. WB cho rằng nhờ có nền kinh tế vững chắc, dù GDP của Việt Nam có giảm 2,6% trong năm 2021 do dịch, thì chỉ số này sẽ lại tăng trưởng mạnh mẽ và phục hồi, dự kiến đạt mức 6,7% trong năm 2023.
Những thay đổi kinh tế số đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực tăng năng suất, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Đồng thời giúp gia tăng sức chống chịu của nền kinh tế đối với các tác động từ bên ngoài. Năm 2022, nền kinh tế số ở khu vực Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng đều ghi nhận những con tăng trưởng ấn tượng.
Nền kinh tế số ở Việt Nam được đánh giá sẽ có đà tăng trưởng mạnh nhất, cao hơn cả các quốc gia phát triển như: Indonesia, Singapore. Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) của nền kinh tế số Việt Nam chạm mốc 23 tỷ USD trong năm 2022, tăng 28% so với năm trước.
Con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 31% và chạm mốc 49 tỷ USD vào năm 2025 – đây là tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực. Báo cáo cũng dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng kép mạnh mẽ trong khu vực ở giai đoạn 2025 – 2030, ở mức 19%.
TMĐT bền vững đang dần trở thành động lực tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế số tại Việt Nam, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh và hiệu quả; đồng thời nâng cao kỹ năng số và phát triển mạnh mẽ tiêu dùng số trên toàn quốc.
6 xu hướng phát triển bền vững
Trong giai đoạn 2023 – 2025, xu hướng phát triển bền vững của TMĐT thể hiện rõ ở 6 khía cạnh. Thứ nhất, về đầu tư. TMĐT bền vững sẽ tiếp tục hướng đến các đầu tư dài hạn về cơ sở hạ tầng, công nghệ, logistics, con người…
Bởi, qua biến chuyển của dịch bệnh, kinh tế, chiến tranh, những mô hình doanh nghiệp TMĐT bền vững đã cho thấy sức chống trụ bền bỉ, cũng như mức độ hiệu quả trong việc duy trì và phát triển kinh doanh, ổn định đội ngũ nhân sự, từ đó đóng góp đáng kể cho nền kinh tế.
Thứ hai, về kinh doanh. TMĐT bền vững tạo ra nhiều giá trị hơn cho các bên liên quan thông qua việc xây dựng cộng đồng với các giá trị được cộng hưởng từ đối tác (thanh toán, vận hành, logistics…), doanh nghiệp (nhà bán hàng và thương hiệu) và người tiêu dùng.
Việc xây dựng và củng cố sức mạnh từ hệ sinh thái TMĐT bền vững tạo dựng được nền tảng giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi số, đưa ra chiến lược phát triển dài hạn, tận dụng triệt để các giải pháp từ công nghệ, cơ sở hạ tầng, logistics, đến tiếp thị, hướng tới kinh doanh bền vững và hiệu quả.
Thứ ba, về công nghệ. TMĐT bền vững ưu tiên đầu tư cho các công nghệ hỗ trợ độ mở của sàn, sử dụng API (Application Programming Interface – Giao diện lập trình ứng dụng) ở mọi điểm tiếp xúc với đối tác, kết nối và tận dụng triệt để nhiều dịch vụ trên nền tảng TMĐT.
API còn cho phép hợp lý hoá các hoạt động và đảm bảo sự tương tác liền mạch, từ đó hỗ trợ các nhà bán lẻ theo dõi, phân tích dữ liệu và giao tiếp chatbot với khách hàng hiệu quả; đồng thời kết nối nền tảng TMĐT với thị trường của bên thứ ba.
Thứ tư, về trải nghiệm khách hàng. TMĐT bền vững kết nối các hành vi mua sắm riêng lẻ của người tiêu dùng, theo xu hướng mua sắm toàn diện và lâu dài từ tìm kiếm, lựa chọn, mua hàng, thanh toán, đổi trả.
Điều này thúc đẩy doanh nghiệp, thương hiệu chú trọng nghiên cứu và cải tiến sản phẩm, dịch vụ theo hướng gia tăng tính bền vững trên TMĐT, đặc biệt là đối với ngành hàng Thời trang và Làm đẹp đang thu hút lượng tiêu dùng lớn trên nền tảng này.
Đồng thời, để quản lý tác động lên môi trường, bên cạnh việc áp dụng các giải pháp giảm thiểu khí thải, giảm việc sử dụng nguyên vật liệu, nhiều doanh nghiệp đi theo mô hình TMĐT bền vững đang từng bước tiến tới việc tác động lên nhận thức, hành vi của người tiêu dùng; giảm thiểu khí thải các bon thông qua việc tạo ra những combo sản phẩm với mức giá ưu đãi, khuyến khích người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn, thay vì đặt hàng riêng lẻ…
Thứ năm, về thanh toán trên TMĐT sẽ ngày càng mở rộng kết nối, đa dạng đối tác tài chính và chuyển hướng "Buy now, pay later" (Mua trước, trả sau), đáp ứng nhu cầu chi trả của người tiêu dùng và giúp cho việc mua sắm trên TMĐT trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn. Qua đó, giúp cho các doanh nghiệp bán lẻ tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng và quy mô đơn đặt hàng trung bình trên nền tảng TMĐT.
Thứ sáu, về xã hội. TMĐT bền vững trở thành cầu nối thúc đẩy phổ cập hiểu biết về TMĐT đến với doanh nghiệp và người tiêu dùng toàn quốc, góp phần thực hiện chủ trương phổ cập TMĐT đến các địa phương trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT Quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.
TMĐT bền vững đồng thời là "cánh tay nối dài" giúp thu hẹp khoảng cách TMĐT giữa các địa phương hiệu quả thông qua việc giảm vai trò của trung gian (thương lái, chợ đầu mối, đối tác vận chuyển…); từ đó mang lại lợi ích nhiều hơn cho người nông dân, thúc đẩy người nông dân tập trung đầu tư hơn cho chất lượng sản phẩm. Đồng thời, việc TMĐT đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng thúc đẩy gia tăng cam kết tiêu dùng trên nền tảng này.
Một ví dụ cụ thể, 1 ứng dụng an toàn và thân thiện với khách du lịch đến với đất nước Nhật Bản đó là "Tax Free Online.jp". "Tax Free Online.jp" _dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản. Trong khuôn khổ hợp tác của Công ty Cổ Phần PGT Holdings và Công ty Cổ Phần IENT
Chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh, người tiêu dùng Việt Nam có thể đặt hàng đặt hàng ở bất kỳ nơi nào, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian cho việc mua sắm trong lúc du lịch tại Nhật và có thể mua hàng với giá rẻ hơn. Bớt đi các rắc rối về giấy tờ khi muốn hoàn thuế tại các sân bay, không cần phải khiêng vác nặng nề cản trở việc vui chơi tham quan các khu du lịch vì đã có dịch vụ giao nhận hàng tại khách sạn trên toàn lãnh thổ Nhật Bản, nhà khách, sân bay, xe cho thuê, mọi thủ tục đã được xử lý nhanh gọn bằng hình thức trực tuyến.
Bên cạnh đó khi người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến, sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn mua các sản phẩm. Họ có thể truy cập bất kỳ các sản phẩm nào để tham khảo, xem hình ảnh, đọc các nội dung về sản phẩm cung cấp, từ đó tiến hành tạo đơn đặt hàng và chờ chuyển phát hàng hóa trực tiếp đến tận nơi mà không cần phải lo về vấn đề bảo quản hàng hóa và mang vác khi đi du lịch tại Nhật. Đặc biệt, bạn cũng có thể mua các sản phẩm địa phương từ những khu vực mà bạn chưa đến.
PGT Holdings và IENT luôn luôn đổi mới, tìm những giá trị cốt lõi, tạo ra những chất lượng tốt nhất cho tất cả người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản và trên toàn cầu.
Link FB: https://www.facebook.com/muahangnhatbanmienthuepgtientvietnam
Link mua sắm: https://www.taxfreeonlinejp.vn
Quay trở lại với TTCK, chốt phiên giao dịch ngày 24/5, VN-Index giảm 4,06 điểm xuống 1061,79 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 794 triệu đơn vị, tương ứng hơn 13,770 tỷ đồng. Toàn sàn có 168 mã tăng giá, 215 mã giảm giá và 55 mã đứng giá.
HNX-Index tăng nhẹ 0,17 điểm lên 215,96 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 93,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1505,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 75 mã tăng giá, 87 mã giảm giá và 68 mã đứng giá.
UPCOM-Index giảm 0,07 điểm xuống 80,93 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 42,4 triệu đơn vị, tương ứng hơn 555,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 128 mã tăng giá, 130 mã giảm giá và 89 mã đứng giá.
Khối ngoại bán ròng gần 570 tỷ đồng trên HOSE và gần 257 triệu đồng trên UPCOM, trong khi chỉ mua ròng 14,3 tỷ đồng trên HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 24/5/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,200 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2, năm 2024 tiếp tục được tổ chức với chủ để "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ được tổ chức trong 4 ngày, dự kiến từ ngày 26/12/2024 đến hết ngày 29/12/2024, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh.