Thương mại điện tử kết hợp du lịch: “Điểm nhấn” Trải Nghiệm năm 2023
Ngày 16/3/2023, Trong khuôn khổ Chương trình nghị sự Phiên họp thường niên Hội đồng Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN – Nhật Bản (AJC), đoàn công tác của Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương do Cục trưởng Vũ Bá Phú làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ông Kunihiko Hirabayashi, Tổng thư ký Trung tâm AJC.
Trung tâm AJC được thành lập với mục đích xúc tiến xuất khẩu từ các nước ASEAN sang Nhật Bản và thúc đẩy đầu tư, du lịch từ Nhật Bản sang các nước ASEAN. Đến nay AJC có 11 thành viên gồm Nhật Bản và 10 nước ASEAN. Việt Nam chính thức tham gia AJC từ năm 1998.
Tại buổi làm việc, ông Kunihiko Hirabayashi khẳng định quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang được hưởng lợi nhiều từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương mà hai Bên tham gia, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA); Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP); Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Nhất trí với ý kiến của Tổng thư ký Kunihiko Hirabayashi, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho rằng trong thời gian tới, hai nước Việt Nam - Nhật Bản cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn; mở rộng quan hệ hợp tác thương mại, trong đó trọng tâm là khai thác các tiềm năng, lợi thế, cơ hội của các FTA song phương và đa phương đã ký kết.
Ông Vũ Bá Phú cũng bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ của Trung tâm AJC trong thời gian qua về các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch giữa Việt Nam với ASEAN và với Nhật Bản do Trung tâm AJC thực hiện dành cho Việt Nam.
Thêm vào đó, 2 bên cũng rà soát lại các hoạt động đã triển khai thực hiện trong năm 2022 và đề ra phương hướng, mục tiêu và Kế hoạch hoạt động hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch năm 2023. Trong năm 2022, Việt Nam đã phối hợp với AJC thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch, nổi bật có thể kể đến như tổ chức chuỗi các hội nghị giao thương trực tuyến trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản, phối hợp thực hiện biên soạn, in ấn sổ tay hướng dẫn đầu tư và thương mại, xuất bản sách giới thiệu du lịch học đường cho các nước trong khối CLMV... Trong năm 2023, phía Việt Nam mong muốn đề nghị Trung tâm AJC tổ chức đoàn doanh nghiệp Nhật Bản và các nước ASEAN có gian hàng của Trung tâm AJC tại Triển lãm FoodExpo 2023.
Nhật Bản muốn đón nửa triệu khách du lịch từ Việt Nam trong năm 2023
Tại Hội nghị xúc tiến du lịch Nhật Bản năm 2023, ông Uchida Shusuke - Phó trưởng đại diện Cơ quan xúc tiến du lịch Nhật Bản tại Việt Nam (JNTO) cho biết, trong năm 2023, ngành du lịch Nhật Bản đang xúc tiến nhiều giải pháp để đạt được mục tiêu đón 500,000 lượt khách đến từ Việt Nam trong năm nay.
Theo thống kê của JNTO, năm 2022 Việt Nam xếp vị trí thứ 4 trong toàn thị trường trọng điểm của Nhật Bản, với lượt người đến quốc gia này là hơn 284 ngàn người, chiếm 7,4% lượng khách nước ngoài đến Nhật Bản.
Ông Uchida Shusuke cho rằng, với nền tảng quan hệ giao lưu kinh tế văn hóa tốt đẹp giữa hai quốc gia và nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, sẽ có nhiều hoạt động khuyến khích du lịch diễn ra, đây sẽ là cơ hội tốt để Nhật Bản thu hút nhiều du khách từ Việt Nam.
‘Với mong muốn nhanh chóng khôi phục lượng khách du lịch từ Việt Nam bằng thời điểm trước dịch, chúng tôi nỗ lực để hỗ trợ người bán mạnh dạn chia sẻ thông tin, hoạt động để thu hút thêm người mua".
Ông cũng đánh giá, với việc có 35% khách Việt Nam đến Nhật Bản để du lịch, 10% công tác, 55% đến để học tập, lao động, thực tập, nên vẫn còn nhiều cơ hội để doanh nghiệp Nhật Bản phát triển du lịch Việt Nam, "vì vậy, chúng tôi đang nỗ lực để phát triển thị trường tiềm năng này".
Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam - Nhật Bản trao đổi cơ hội hợp tác.
Hiện tại, theo đánh giá của doanh nghiệp bán và mua giữa hai nước, sự phục hồi hàng không và các hoạt động du lịch của hai bên ở mức hoàn thiện, đặc biệt về hàng không, nên hoạt động khai thác du lịch được xúc tiến tối đa. Tuy nhiên, theo một số người mua trong nước, việc đưa du khách đến Nhật Bản hiện vẫn còn khó khăn về mặt thủ tục visa.
"Chúng tôi hay gặp trường hợp khách làm thủ tục xin visa mà bị đánh rớt nhưng không được phản hồi về lý do". Đại diện công ty truyền thông Du lịch Việt chia sẻ với JNTO về vấn đề này. Chị cho biết, việc xin visa du lịch Nhật Bản vẫn còn nhiều khó khăn, khi chưa được biết nguyên nhân vì sao, khách hàng rất dễ đánh giá công ty về năng lực xin visa, mặt khách, khác, chán nản dễ từ bỏ việc mua tour du lịch. Vấn đề visa cũng là một khó khăn mà ông Nguyễn Văn Tấn, Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh khi các doanh nghiệp trao đổi về cơ hội phát triển du lịch giữa hai nước trong năm 2023 này.
Về thị trường trong nước, trong năm 2022, Nhật Bản vẫn là thị trường lớn của du lịch Việt Nam khi lượng khách đến chỉ đứng sau Thái Lan và Singapore. Với việc đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, du lịch nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, các doanh nghiệp trong nước kỳ vọng năm 2023 sẽ là thời điểm bật sáng để đón lượng khách từ thị trường này.
Riêng tại TP Hồ Chí Minh, trong năm 2022, Nhật Bản vẫn nằm trong top 10 thị trường khách quốc tế đến thành phố, với khoảng 102 nghìn lượt. Giám đốc Sở du lịch TP Hồ Chí Minh bà Nguyễn Thị Ánh Hoa cho biết, ngành du lịch TP tăng cường các hoạt động chiến lược và dài hạn như thúc đẩy đường bay thẳng giữa hai nước, tổ chức giao lưu văn hóa, xúc tiến du lịch giữa hai nước, tạo cơ hội thu hút nhiều khách Nhật Bản đến Việt Nam và ngược lại.
Một gợi ý đầy tiềm năng và hữu ích cho người tiêu dùng Việt Nam khi tới du lịch Nhật Bàn dịp lễ 30/4 - 1/5/2023, và muốn mua hàng chính hãng, giá tốt đến từ thương hiệu Nhật.
Công ty Cổ Phần PGT Holdings (HNX: PGT) hợp tác với Công ty Cổ Phần IENT và trở thành đối tác chiến lược về kinh doanh online thông qua trang "Tax Free Online.jp" _dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản. Cũng góp một phần không nhỏ khẳng định giá trị của PGT Holdings, PGT Holings luôn luôn đổi mới, tìm những giá trị cốt lõi, tạo ra những chất lượng tốt nhất cho tất cả người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản và trên toàn cầu.
Chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh, người tiêu dùng Việt Nam có thể đặt hàng đặt hàng ở bất kỳ nơi nào, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian cho việc mua sắm trong lúc du lịch tại Nhật và có thể mua hàng với giá rẻ hơn. Bớt đi các rắc rối về giấy tờ khi muốn hoàn thuế tại các sân bay, không cần phải khiêng vác nặng nề cản trở việc vui chơi tham quan các khu du lịch vì đã có dịch vụ giao nhận hàng tại khách sạn trên toàn lãnh thổ Nhật Bản, nhà khách, sân bay, xe cho thuê, mọi thủ tục đã được xử lý nhanh gọn bằng hình thức trực tuyến.
Bên cạnh đó khi người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến, sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn mua các sản phẩm. Họ có thể truy cập bất kỳ các sản phẩm nào để tham khảo, xem hình ảnh, đọc các nội dung về sản phẩm cung cấp, từ đó tiến hành tạo đơn đặt hàng và chờ chuyển phát hàng hóa trực tiếp đến tận nơi mà không cần phải lo về vấn đề bảo quản hàng hóa và mang vác khi đi du lịch tại Nhật. Đặc biệt, bạn cũng có thể mua các sản phẩm địa phương từ những khu vực mà bạn chưa đến .
Link FB: https://www.facebook.com/muahangnhatbanmienthuepgtientvietnam
Link mua sắm: https://www.taxfreeonlinejp.vn
Quay trở lại với TTCK, kết thúc phiên giao dịch ngày 29/3/2023, VN-Index tăng 2,04 điểm (0,19%) đạt 1056,33 điểm; HNX-Index giảm 0,16 điểm (0,08%), xuống 205,59 điểm.
Thanh khoản của các chỉ số ghi nhận ở mức thấp. Cụ thể, khối lượng giao dịch của VN-Index chỉ đạt 460 triệu đơn vị, với giá trị 8,3 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt 58 triệu đơn vị, với giá trị 800 tỷ đồng. Về giao dịch của khối ngoại, khối này bán ròng tổng cộng 208 tỷ đồng trên sàn HOSE. Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 4,6 tỷ đồng.
Khép lại phiên giao dịch ngày 29/3/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,000 VNĐ.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.
Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Năm 2022, bắt nhịp với những xu hướng kinh tế cùng với đó PGT cũng tham gia lĩnh vực kinh doanh mới là tạo lập thị trường NFT./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.