Thương mại điện tử xuyên biên giới: Công cụ đắc lực cho doanh nghiệp xuất khẩu

Kinh doanh
02:16 PM 15/04/2021

Hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp cận và bán hàng tới các thị trường trên khắp thế giới thông qua thương mại điện tử B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) mới phát triển tại Việt Nam. Điều này mang lại cơ hội tăng doanh thu cho nhiều ngành hàng, thúc đẩy thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia, việc gia nhập những nền tảng thương mại điện tử B2B (Business to Business) sẽ giúp DN xuất khẩu tiếp cận trực tiếp với khách hàng trên toàn thế giới, từ đó mở rộng được cơ hội tiếp cận được thị trường toàn cầu, giảm chi phí liên quan đến xúc tiến thương mại truyền thống như tham gia hội chợ, triển lãm, thiết lập văn phòng tại các thị trường mục tiêu. Thông qua kênh trực tuyến, DN vẫn có thể giao dịch với khách hàng trên toàn cầu một cách dễ dàng.

Vươn ra thị trường toàn cầu nhờ xuất khẩu trực tuyến - Ảnh 1.

Vươn ra thị trường toàn cầu nhờ xuất khẩu trực tuyến

Ngoài ra, lợi ích mà thương mại điện tử B2B mang lại cho nhà cung cấp không chỉ đáp ứng nhu cầu mua hàng online của khách hàng, mà còn là giải pháp mở rộng mạng lưới kinh doanh, kết nối chuỗi cung ứng nội địa và tiếp cận thị trường nước ngoài, thử nghiệm sản phẩm mới...

Trao đổi tại Tọa đàm trực tuyến “Phát triển xuất khẩu cùng thương mại điện tử xuyên biên giới”, ông Nguyễn Hữu Tín, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại & Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC), cho biết, xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của doanh nghiệp đã không còn xa lạ. Đặc biệt việc bùng phát của đại dịch COVID-19 trong năm 2020 đã khiến tư duy và cách mua bán của doanh nghiệp và người tiêu dùng có nhiều thay đổi.

Theo các chuyên gia, so với xuất khẩu truyền thống, thông qua thương mại điện tử B2B, doanh nghiệp chỉ cần ngồi ở Việt Nam nhưng có thể phục vụ khách hàng trên toàn cầu, hoàn toàn không có sự cản trở về không gian, thời gian. Đây là điều khác biệt lớn nhất. Mặt khác, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng sàn thương mại điện tử để xây dựng thương hiệu, đem sản phẩm “Made by Việt Nam” ra thị trường thế giới. Nếu như với thời điểm trước, rất khó để mang hàng Việt ra toàn cầu nhưng hiện tại có thể đem sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước ra thị trường Mỹ, châu Âu và nhiều thị trường tiềm năng khác.

Vươn ra thị trường toàn cầu nhờ xuất khẩu trực tuyến - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, những cam kết về TMĐT trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng mang lại những cơ hội lớn về TMĐT. Việt Nam tuy không phải là một quốc gia có một nền tảng TMĐT mạnh trong các nước thành viên CPTPP nhưng lại có tiềm lực thị trường lớn. Khả năng phát triển, bùng nổ lĩnh vực này là có thể, đặc biệt là trong những thuận lợi mà CPTPP mang lại cho Việt Nam. 

Mặc dù ứng dụng thương mại điện tử đem lại rất nhiều tiện ích, tuy nhiên theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, trong số hơn 1.500 DN nhỏ và vừa đang tham gia xuất nhập khẩu, hiện chỉ có 49% DN có website về thương mại điện tử, 11% DN tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, 2% DN thực hiện giao kết hợp đồng qua sàn giao dịch thương mại điện tử hoạt động.

Để đạt được điều này, doanh nghiệp phải kịp thời chuyển đổi nhân sự để phục vụ hoạt động thương mại điện tử; cùng với đó nâng tầm văn hóa doanh nghiệp như văn hóa thích nghi, chủ động đáp ứng những thay đổi hiện tại...

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn e ngại việc áp dụng TMĐT trực tuyến, do kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử và vẫn còn e ngại việc ứng dụng xuất nhập khẩu trực tuyến, do kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử còn hạn chế việc tiếp cận nguồn lực vẫn còn e ngại việc ứng dụng xuất nhập khẩu trực tuyến, do kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử còn hạn chế. Các DN này cần có những giải pháp chuyển đổi số phù hợp bên cạnh việc nâng cao năng lực kinh doanh. Nếu không đủ năng lực đào tạo, doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn cung ứng bên ngoài.

Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và là giải pháp giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường ra thế giới, tìm kiếm một mô hình xuất khẩu linh hoạt hơn cũng như tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải từng khẳng định với báo chí: “Bộ Công Thương sẽ tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng thành công trên các sàn thương mại điện tử quốc tế. Đây là hướng phát triển hiệu quả, phù hợp với không chỉ trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay mà còn cả trong tương lai”.

Hoài Thương (Tổng hợp)
Ý kiến của bạn
Thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp đà phát triển bền vững Thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp đà phát triển bền vững

Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.