Thủy sản vẫn là 'điểm sáng' của ngành nông nghiệp

Đầu tư và Tiếp thị
02:21 PM 02/12/2021

Trong tháng 11/2021, dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 song hoạt động thu hoạch và chế biến thủy sản vẫn trên đà hồi phục, ước tính sản lượng đạt 761,8 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước do nhiều địa phương đã trở về trạng thái “bình thường mới”...

Tổng cục Thống kê thông tin, sản lượng thủy sản tháng 11/2021 ước tính đạt 761,8 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cá đạt 540,9 nghìn tấn, tăng 3%; tôm đạt 109,2 nghìn tấn, tăng 5,1%; thủy sản khác đạt 111,7 nghìn tấn, tăng 2,7%.

Theo đó, hoạt động thu hoạch, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, chế biến thủy sản đang trên đà hồi phục. Thu hoạch thủy sản nuôi trồng trong tháng 11/2021 ước tính đạt 468,7 nghìn tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: cá đạt 320,4 nghìn tấn, tăng 3,1%; tôm đạt 95,8 nghìn tấn, tăng 5,9%.

Thủy sản vẫn là "điểm sáng" của ngành nông nghiệp - Ảnh 1.

Thu hoạch và chế biến thủy sản trên đà phục hồi

Sản lượng cá tra thu hoạch tháng 11/2021 đạt 112,4 nghìn tấn, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Thời điểm này, người nuôi vẫn có tâm lý thả nuôi cầm chừng do tác động của dịch COVID-19, vì vậy dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu cá phục vụ chế biến xuất khẩu, loại cá trọng lượng 0,8 -1 kg/con. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá cá tra nguyên liệu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao 22.500-23.500 đồng/kg.

Sản lượng tôm thẻ chân trắng tháng 11/2021 ước tính đạt 65,2 nghìn tấn, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước; tôm sú đạt 23,4 nghìn tấn, tăng 1,7%. Giá tôm thẻ chân trắng nguyên liệu ở các tỉnh Tây Nam Bộ tiếp tục ở mức cao so với cùng kỳ năm trước.

Thu hoạch, tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại các địa phương thuận lợi hơn sau khi nới lỏng giãn cách xã hội được thực hiện, các doanh nghiệp chế biến dần lấy lại đà sản xuất và người dân ở các vùng nuôi tôm tập trung cho vụ thu hoạch cuối năm.

Sản lượng thủy sản khai thác tháng 11/2021 ước tính đạt 293,1 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: cá đạt 220,5 nghìn tấn, tăng 2,7%; tôm đạt 13,4 nghìn tấn, bằng cùng kỳ năm trước. Trong đó, hải sản khai thác biển tháng 11/2021 ước tính đạt 275,2 nghìn tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 11 tháng, sản lượng thủy sản ước tính đạt 7.908,2 nghìn tấn, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: thủy sản nuôi trồng đạt 4.252,7 nghìn tấn, tăng 0,2%. Sản lượng thủy sản khai thác đạt 3.655,5 nghìn tấn, tăng 0,8% (sản lượng thủy sản khai thác biển đạt 3.480 nghìn tấn, tăng 0,9%).

Về tình hình xuất khẩu, theo Tổng cục Thống kê, về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 11 tháng năm 2021, nhóm hàng thủy sản đạt 7,95 tỷ USD, tăng 3,5% và chiếm 2,7%. 

Trong khi sản lượng thủy sản tháng 11 tăng nhẹ thì ngành chăn nuôi trong tháng 11/2021 gặp nhiều khó khăn, chăn nuôi lợn điêu đứng do dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, giá thịt lợn hơi trong tháng 11 vẫn ở mức thấp do nguồn cung đã phục hồi nhưng nhu cầu tiêu thụ chưa cao, trong khi đó giá các chi phí đầu vào tăng cao khiến nhiều cơ sở chăn nuôi bị thua lỗ. Chăn nuôi gia cầm cũng gặp khó khăn do chi phí sản xuất tăng, nhu cầu thị trường chưa phục hồi, lượng vật nuôi tồn đọng trong chuồng cao. Chăn nuôi trâu, bò trên cả nước trong tháng 11/2021 nhìn chung ổn định, dịch viêm da nổi cục cơ bản được kiểm soát.

Theo đánh giá của các chuyên gia về nông nghiệp, từ nay đến cuối năm 2021, thủy sản, chăn nuôi vẫn là hai lĩnh vực còn dư địa tăng trưởng tốt lẫn tăng kim ngạch xuất khẩu nếu tình hình dịch sản lượng COVID-19 được kiểm soát. 

Để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Công thương cho biết, sẽ tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản đề thâm nhập các thị trường mới; ưu tiên triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu sớm khôi phục sau đại địch COVID-19; đồng thời, tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy xuất khẩu. 

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo, doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định để tránh ảnh hưởng xuất khẩu sang EU bởi đây là thị trường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng. Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU không tuân thủ theo các quy định thì rất dễ bị cấm xuất khẩu, thậm chí có thể nâng mức kiểm tra, giám sát và ảnh hưởng đến việc xuất khẩu vào thị trường này...

HM (t/h)
Ý kiến của bạn
Siêu thị và TTTM đua giảm giá, kích cầu mua sắm trong dịp lễ 30/4-1/5 Siêu thị và TTTM đua giảm giá, kích cầu mua sắm trong dịp lễ 30/4-1/5

“Giảm giá bán - đổi sức mua” là chiến lược chung của siêu thị và TTTM trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Ghi nhận tại các trung tâm thương mại và hệ thống siêu thị, số lượng chương trình, hạn mức khuyến mại trong thời gian này đã được tăng lên để phục vụ nhu cầu mua sắm của đông đảo người dân.