Tiêm vắc xin Pfizer cho trẻ em và những điều phụ huynh cần biết
Bộ Y tế chọn vắc xin Pfizer để tiêm cho trẻ em Việt Nam và TPHCM là nơi đầu tiên tổ chức tiêm thí điểm. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra một số cách giảm tác dụng phụ với loại vắc xin này.
- Bác sĩ cảnh báo về hiện tượng 'ngất dây chuyền' khi tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em
- Bác sĩ Việt tại Mỹ nói gì về tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em?
- Các bước chuẩn bị cho trẻ trước khi tiêm vắc xin Covid-19
- Chuyên gia Bệnh viện Nhi đồng 1: 3 lý do cần tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em
- MỚI: Sở GD&ĐT TP.HCM lên phương án tiêm vắc xin cho học sinh sau ngày 30/9
Trên thế giới, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm ngừa cho đối tượng trẻ em hiện nay là vắc xin Pfizer-BioNTech. Bộ Y tế Việt Nam cũng đã thống nhất tiêm chủng cho trẻ em là vắc xin Comirnaty (Pfizer), ưu tiên trước trẻ 16-17 tuổi.
Trước đó, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra hướng dẫn về việc tiêm vắc xin Pfizer-BioNTech cho người từ 12 tuổi trở lên với những điều cần biết như sau:
Trước khi tiêm vắc xin COVID-19, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị trước tinh thần cho trẻ bằng cách nói chuyện với trẻ trước khi đến buổi tiêm về những gì sẽ xảy ra. Bên cạnh đó cũng như tất cả các loại vắc xin khác, trẻ sẽ được khám sàng lọc trước tiêm.
Phụ huynh cần nói với bác sĩ hoặc y tá về bất kỳ loại dị ứng nào mà con bạn có thể mắc phải để bác sĩ đưa ra chỉ định tiêm phòng phù hợp trong buổi khám sàng lọc. CDC Mỹ khuyến khích không nên cho trẻ uống thuốc giảm đau trước khi tiêm chủng với mục đích ngăn ngừa các phản ứng phụ.
Theo CDC Hoa Kỳ khuyến cáo vắc xin Pfizer-BioNTech được chỉ định cho mọi người từ 12 tuổi trở lên để giúp bảo vệ chống lại COVID-19. Vắc xin COVID-19 là an toàn và hiệu quả nên trẻ sẽ không thể mắc bệnh COVID-19 từ vắc xin, trẻ cần được tiêm 2 mũi vắc xin Pfizer-BioNTech.
Trong đó, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên là 3 tuần với liều lượng vắc xin nhận được ở trẻ giống như ở người lớn. Suốt quá trình tiêm, phụ huynh cần quan tâm, an ủi trẻ. Ngoài ra, để ngăn ngừa ngất xỉu và các chấn thương liên quan đến ngất xỉu, trẻ nên được ngồi hoặc nằm trong khi tiêm và trong 15 phút sau khi tiêm vắc xin.
Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, phụ huynh sẽ được yêu cầu ở lại trong 15–30 phút để có thể quan sát trẻ trong trường hợp trẻ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cần được điều trị ngay lập tức.
Trẻ có thể bị một số tác dụng phụ, đó là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể trẻ đang xây dựng lớp bảo vệ. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của trẻ nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày. Các tác dụng phụ có thể gặp như tại vị trí tiêm bị đau, đỏ, sưng hoặc biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn.
CDC Hoa Kỳ cho biết cần có thời gian để cơ thể trẻ xây dựng sự bảo vệ sau khi tiêm phòng. Bên cạnh việc tiêm vắc xin, vẫn rất cần tuân thủ 5K để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Theo TS.BS Lê Nguyễn Thanh Nhàn – Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Nhi đồng 1, COVID-19 xuất hiện từ tháng 12/2019 đến nay đã có hơn 240 triệu người mắc bệnh, gần 5 triệu người tử vong.
Tại Việt Nam ở làn sóng thứ 4 đã có 680 nghìn người nhiễm bệnh, TP.HCM chiếm hơn 1 nửa. Theo thống kê của Bộ Y tế số trẻ em dưới 17 tuổi mắc bệnh chiếm 17% trong đó có nhiều trường hợp phải vào ICU và đã ghi nhận có trường hợp tử vong. Đến nay, số liệu về COVID-19 ở trẻ vẫn là một con số lớn, chúng ta vẫn cần phải quan tâm và TS Nhàn cho rằng có 3 lý do cần phải tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em ở thời điểm này:
Thứ nhất, mặc dù tỷ lệ nặng ít hơn người lớn nhưng vẫn có trường hợp nặng và tử vong nên việc trẻ em tiêm vắc xin là cần thiết để bảo vệ đứa trẻ.
Thứ hai, trẻ em mắc bệnh vẫn lây cho người khác.
Thứ ba, tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 ở TP.HCM mũi 1 đạt trên 99%, mũi 2 trên 70%, tỷ lệ người lớn đã được tiêm chủng khi trẻ em chưa tiêm chủng thì trẻ em là đối tượng nguy cơ lây nhiễm.
Ở các nước đã quay trở lại bình thường như nước Anh bởi vì họ đã đạt miễn dịch cộng đồng. Còn với nước ta, với chủng Delta, tỷ lệ cần tiêm miễn dịch cộng đồng phải đạt 90%. Vì vậy, dù tiêm chích đủ người từ 18 tuổi trở lên thì cũng chỉ đạt 70%. Vì vậy, để đạt miễn dịch cộng đồng 90% thì phải tiêm cả đối tượng 12 đến 18 tuổi. Ví dụ tại TP.HCM nếu tiêm cho trẻ em từ 12 – 17 tuổi thì đạt được khoảng 85% miễn dịch cộng đồng.
Vì vậy nếu tiêm cho người lớn là điều kiện cần thì tiêm vắc xin cho đối tượng 12 – 18 tuổi là điều kiện đủ để đạt miễn dịch cộng đồng và đưa cuộc sống trở lại bình thường.
HM (T/h)Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.