Tiền điện tử Tether nổi lên trong bối cảnh lo ngại rửa tiền gia tăng

Đầu tư và Tiếp thị
01:59 PM 15/09/2020

Tether là một loại tiền điện tử mới nổi được phát hành bởi một công ty Hồng Kông, Tether Limited và hiện nó có sự hiện diện lớn hơn Bitcoin.

Việc sử dụng tiền điện tử đang gia tăng trên khắp thế giới mặc dù dù dòng chảy của những tài sản này không được quản lý bởi các chính phủ hoặc ngân hàng trung ương riêng lẻ. Các nhà chức trách đang xem xét việc thắt chặt các quy định về tiền điện tử bởi nó đang được sử dụng vào mục đích rửa tiền và tài trợ cho tội phạm ngày càng tăng.

Tiền điện tử Tether nổi lên trong bối cảnh lo ngại rửa tiền gia tăng - Ảnh 1.

Tiền điện tử Tether nổi lên trong bối cảnh lo ngại rửa tiền gia tăng. Ảnh: Nikkei

Tether là một loại tiền điện tử mới nổi được phát hành bởi một công ty Hồng Kông, Tether Limited và hiện nó có sự hiện diện lớn hơn Bitcoin.

Tether cũng là một stablecoin: một loại tiền điện tử mới có giá trị cố định so với một tài sản nhất định. Một đồng xu Tether có giá trị tương đương với 1 USD. Bằng cách trả 1 USD cho Tether Limited bạn sẽ nhận được một Tether và giá trị của nó được gắn với đồng USD.

Một số người còn nghi ngờ về việc liệu Tether Limited có đủ USD để khớp với giá trị của số tiền được phát hành hay không, nhưng các giao dịch Tether vẫn đang tăng lên.

Một vấn đề đáng lo ngại hơn là các cá nhân có thể giao dịch tiền điện tử trên internet mà không cần sử dụng tài khoản ngân hàng. Tổ chức liên chính phủ Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính cho rằng các giao dịch như vậy có thể liên quan đến tội phạm, vì chúng rất khó truy tìm.

Trước đó, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ thông báo vào ngày 13/8 rằng họ đã đóng băng tài khoản tiền điện tử của ba tổ chức khủng bố, bao gồm cả al-Qaeda. Đây là vụ thu giữ tài khoản tiền điện tử có liên quan đến khủng bố lớn nhất từ trước đến nay, với hơn 300 tài khoản trị giá vài triệu USD.

Bộ trưởng Tư pháp William Barr cho biết trong một tuyên bố: "Không ai ngạc nhiên khi kẻ thù của chúng ta sử dụng công nghệ hiện đại, nền tảng truyền thông xã hội và tiền điện tử để tạo điều kiện cho các chương trình nghị sự xấu xa và bạo lực của chúng."

Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) đặc biệt quan tâm đến stablecoin. Vì giá trị của chúng được hỗ trợ bởi các tài sản như đồng USD, chúng dễ sử dụng hơn trong các giao dịch xuyên biên giới. Các giao dịch trung bình hàng ngày của Tether từ tháng 1 đến tháng 8 trị giá ít nhất 40 tỷ USD, nhiều hơn các giao dịch được thực hiện bằng đồng baht Thái Lan hoặc đồng Rupiah Indonesia.

Libra, dịch vụ cung cấp tiền điện tử của tập đoàn truyền thông xã hội Facebook, cũng được lên kế hoạch trở thành một stablecoin. Nếu 2,4 tỷ người dùng Facebook bắt đầu sử dụng Libra, tác động sẽ rất lớn.

Các quy tắc quản lý tiền điện tử được quyết định ở từng quốc gia. Vào năm 2019, FATF đã khuyến nghị giới thiệu các quy tắc để làm cho dòng tiền điện tử minh bạch hơn. Chủ đề này sẽ được thảo luận thêm tại cuộc họp toàn thể vào tháng 10.

Một loại tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC), được phát hành bởi ngân hàng trung ương của một quốc gia, có thể giải quyết vấn đề, vì chúng là loại tiền tệ được hỗ trợ bằng tài sản được quản lý bởi các cơ quan quản lý cá nhân.

Tuy nhiên, FATF chỉ ra rằng CBDC cũng có những sai sót và vẫn có thể được sử dụng cho các mục đích bất hợp pháp. Để khắc phục những vấn đề này, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh mạng phải được đẩy mạnh.

Mỹ Uyên
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.