Tiền Giang: Cận cạnh Cống ngăn mặn lớn thứ 2 ĐBSCL chính thức hoạt động
Công trình Cống âu Nguyễn Tấn Thành tại tỉnh Tiền Giang đã hoàn thành, vượt tiến độ sớm 1 tháng, với mức đầu tư hơn 518 tỷ đồng. Đây là cống ngăn mặn lớn thứ hai ở miền Tây, sau cống Cái Lớn - Cái Bé ở tỉnh Kiên Giang.

Cống âu Nguyễn Tấn Thành xây dựng ngay đầu kênh Nguyễn Tấn Thành thuộc xã Bình Đức, xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, cách sông Tiền hơn 400m do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.

Theo Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10, dự án cống âu Nguyễn Tấn Thành có tổng mức đầu tư hơn 518 tỷ đồng. Công trình được khởi công vào ngày 11/11/2022. Thời gian hoàn thành là 24 tháng. Hiện cống đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, sớm một tháng so với kế hoạch.

Công trình được đầu tư với mục tiêu tăng cường khả năng trữ nước ngọt, chủ động kiểm soát triều cường, xâm nhập mặn, điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cho vùng với diện tích khoảng 12.580ha của tỉnh Tiền Giang. Đồng thời, công trình được kỳ vọng tạo nguồn nước thô cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt trong khu vực, phục vụ cho khoảng 800.000 dân của tỉnh Tiền Giang.

Dự án với kinh phí hơn 518 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng, thiết bị hơn 407 tỷ đồng; có hạng mục chính là cống rộng 40m bằng bê tông, cửa van bằng thép, đóng mở bằng xi lanh thủy lực. Phần âu thuyền dài 150m có chiều rộng thông nước 12m, cao trình 5,5m và các hạng mục phụ như hệ thống quan trắc, giám sát tự động…

Công trình có phần cống với kết cấu bằng bê tông cốt thép, chiều rộng thông nước 40m; cửa van bằng thép, đóng mở bằng xi lanh thủy lực; cao trình ngưỡng cống -5,5m.

Phòng SCADA (phòng giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu) của cống luôn có nhân viên theo dõi sát sao tiến độ hoạt động.

Ngoài ra, cống âu Nguyễn Tấn Thành còn có các hạng mục phục trợ như nhà, đường quản lý, hệ thống quan trắc, giám sát tự động thông báo liên tục độ mặn đo ở các trạm quan trắc.

Ngành công nghiệp hóa dược Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn, chỉ khi có những bước đi quyết liệt và đồng bộ, ngành hóa dược Việt Nam mới có thể vươn mình ra thị trường quốc tế, phục vụ ngành công nghiệp dược phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.