Tiền Giang chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu
Từ đầu năm đến nay, toàn vùng đã gieo trồng được trên 11.500 ha rau màu các loại. Nông dân địa phương thu hoạch đạt sản lượng gần 200.000 tấn rau màu hàng hóa.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, thực hiện mục tiêu chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai vùng khó khăn, các huyện duyên hải Gò Công gồm Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công phát huy tiềm năng và thế mạnh trồng rau màu, tạo nguồn nông sản hàng hóa cung ứng thị trường, tăng nguồn thu nhập cho nông dân.
Từ đầu năm đến nay, toàn vùng đã gieo trồng được trên 11.500 ha rau màu các loại. Nông dân địa phương thu hoạch đạt sản lượng gần 200.000 tấn rau màu hàng hóa.
Từ nay đến cuối năm, các địa phương vùng duyên hải Gò Công tiếp tục gieo trồng thêm trên 16.500 ha rau màu các loại, nâng tổng diện tích màu cả năm toàn vùng lên trên 28.000 ha và sản lượng khoảng 532.000 tấn sản phẩm.
Tiếp giáp biển Đông với chiều dài bờ biển trên 20 km, các huyện, thị duyên hải Gò Công là địa bàn sản xuất khó khăn, thường xuyên bị hạn hán và xâm nhập mặn gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
Để giúp nông dân giảm bớt khó khăn, mở hướng sản xuất nông nghiệp bền vững và hiệu quả, Tiền Giang chủ trương tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng và mùa vụ thích ứng biến đổi khí hậu.
Tỉnh chú trọng trồng rau màu theo các mô hình luân canh, xen canh, đưa rau màu xuống chân ruộng, trồng rau màu theo hướng VietGAP, trồng rau an toàn…
Ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đã xây dựng và triển khai Đề án cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cây trồng các huyện phía Đông đến năm 2025; trong đó, chủ trương không sản xuất vụ Thu Đông như trước, thay vào đó mở rộng diện tích rau màu thực phẩm cùng các cây trồng phù hợp khác, tiết kiệm được nguồn nước bơm tưới vừa giảm nguy cơ thiên tai gây hại.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang Võ Văn Men, hiện nay, để nông dân tổ chức lại sản xuất, mở rộng diện tích rau màu thành công, đạt hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo thời điểm xuống giống rau màu hợp lý; sử dụng giống rau màu chất lượng F1, áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản hàng hóa.
Đặc biệt, người trồng cần chú trọng các yếu tố như bón phân cân đối, đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nước và tự động hóa, lắp đặt các nhà lưới, nhà màng trồng rau màu cho phép chủ động được thời vụ sản xuất, phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả vừa giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế từ cây rau màu cho nông hộ.
Ngoài ra, các huyện, thị trong vùng quan tâm phát triển các loại hình kinh tế hợp tác trên lĩnh vực trồng rau màu nhằm tập họp nông dân, tiến tới liên kết theo chuỗi giá trị nhằm giải quyết ổn định đầu vào và đầu ra nông sản hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường vừa phát triển sản xuất bền vững nói chung.
Ông Võ Văn Men cho biết, mặc dù ảnh hưởng dịch bệnh và thiên tai hạn - mặn nhưng từ đầu năm đến nay, đầu ra các loại rau màu vẫn thuận lợi.
Qua khảo sát, nông dân trồng rau màu thu lợi nhuận từ 33 triệu đồng đến gần 130 triệu đồng/ ha tùy theo loại rau màu, gấp 1,1 đến 4,1 lần so với trồng lúa năng suất cao.
Đây là một trong những nhân tố thuận lợi để các huyện, thị duyên hải phía Đông tỉnh Tiền Giang đẩy mạnh phát huy tiềm năng và thế mạnh cây màu, hình thành các vùng sản xuất tập trung lớn đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo an sinh xã hội địa bàn khó khăn.
Huyện ven biển Gò Công Đông là địa phương đi đầu trong phát huy tiềm năng và thế mạnh cây màu nhằm giúp nông dân địa bàn khó khăn ổn định sản xuất và đời sống.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông Nguyễn Văn Quí cho biết, thực hiện mục tiêu chuyển đổi cây trồng và mùa vụ thích ứng biến đổi khí hậu, từ đầu năm đến nay, địa phương đã trồng được gần 7.700 ha rau màu, đạt gần 71% chỉ tiêu cả năm và tăng gần một nghìn ha so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, sản lượng thu hoạch đạt 129.000 tấn rau màu các loại, tăng hơn 14.000 tấn so với cùng kỳ năm trước. Năm 2021, Gò Công Đông phấn đấu mở rộng diện tích trồng màu lên 10.800 ha với sản lượng thu hoạch khoáng 195.000 tấn.
Nhìn lại quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 120 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, có thể nói, tỉnh đang phát triển theo hướng "thuận thiên" để thích ứng với biến đổi khí hậu, biến thách thức thành thời cơ để phát triển bền vững. Nhiều giải pháp phi công trình được triển khai phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững với phương châm chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp một số khó khăn, nhưng với sự vào cuộc chủ động, quyết liệt và sáng tạo của các cấp chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh, tin tưởng rằng tỉnh Tiền Giang sẽ thành công hơn nữa trong việc đưa Nghị quyết 120 vào cuộc sống.
Bá VươngMới đây, một trong những nhật báo lớn nhất Ấn Độ - Times of India, đã vinh danh những bãi biển tại đảo Phú Quốc trong top 9 đẹp nhất Châu Á.