Tiền gửi cá nhân ở ngân hàng thấp nhất trong vòng 9 năm trở lại đây
Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến tháng 4/2021, tiền gửi của khách hàng tại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) ở mức trên 5,26 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 2,34% so với cuối năm 2020. Đây là mức thấp nhất trong vòng 9 năm trở lại đây.
Trong khi đó, tiền gửi của khối tổ chức kinh tế lại có mức tăng cao hơn. Cụ thể, tháng 5/2021 tăng 3,26% thay vì cùng kỳ năm ngoái chỉ tăng 0,26%. Đây cũng là mức tăng cao đứng thứ 2 trong 9 năm trở lại đây, chỉ sau năm 2018 với mức 6,86%, còn lại những năm trước có thời điểm tăng trưởng âm như năm 2012, 2014, 2015.
Đây được xem là một thông tin bất ngờ bởi dữ liệu thống kê cùng kỳ từ năm 2012 đến nay cho thấy tiền gửi của các tổ chức kinh tế chủ yếu ở trạng thái tăng trưởng âm, thường chỉ có tăng trưởng dương vào nửa cuối các năm.
Các năm trước, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của khách hàng ở mức khá cao và có xu hướng giảm dần những năm gần đây. Chẳng hạn, tháng 5/2012 tăng gần 16%, qua tháng 5/2013 tăng 14,26% và năm 2014 tăng 9,49%, năm 2015 tăng 8,31%, năm 2016 tăng 11,04%, năm 2017 tăng 9,39%, năm 2018 tăng 7,5%, năm 2019 tăng 6,84%, qua năm 2020 tăng 4% và nay còn 2,34%.
Ngược lại, số liệu tiền gửi thanh toán cá nhân (tài khoản thanh toán của cá nhân) trong quý 1/2021 lại tăng khá mạnh so với những năm trước. Số lượng tài khoản quý 1/2021 đạt 104,189 triệu tài khoản với dư nợ 741.378 tỉ đồng, tăng 264.855 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao nhất trong vòng 9 năm gần đây. Số tiền tài khoản cá nhân tăng gấp 10,8 lần so quý 2/2012 cũng như gấp 1,55 lần cùng kỳ năm 2020.
Gửi tiết kiệm vào ngân hàng trước nay đều được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, nhưng tiền gửi của người dân tại ngân hàng có xu hướng tăng chậm lại trong các năm gần đây, nhất là từ năm 2020 khi dịch COVID-19 xuất hiện. Xu hướng này diễn ra trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp.
Theo thống kê, mặt bằng lãi suất đã giảm từ 1,5% đến 2,5%. Hiện tại, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng tại một số ngân hàng chỉ còn 3,3%/năm, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
Theo giới chuyên gia, lãi suất tiết kiệm xuống thấp kỷ lục nên dòng tiền trong dân cư lại lựa chọn các kênh đầu tư có lợi suất khác cao hơn như chứng khoán, vàng, bất động sản...
Hoài Thương (t/h)Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.