Tiền gửi người dân vào ngân hàng lập kỷ lục mới

Ngân hàng
11:08 AM 27/10/2023

Đến hết tháng 8, lượng tiền gửi của người dân tại hệ thống ngân hàng tăng khoảng 43.723 tỷ đồng, tạo đỉnh mới với tổng lượng tiền lên 6,43 triệu tỷ đồng.

Ngày 26/10, Ngân hàng Nhà nước công bố số liệu mới nhất về tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng của dân cư và tổ chức. Theo đó, tổng số tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng tính đến tháng 8 đã đạt trên 12,4 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi của dân cư tiếp tục đạt mức kỷ lục mới với hơn 6,43 triệu tỷ đồng.

Riêng trong tháng 8, người dân gửi thêm vào hệ thống ngân hàng khoảng 43.723 tỷ đồng. Mức tăng này cải thiện đáng kể so với mức 6.700 tỷ đồng tháng 7 liền trước hay mức 35.300 tỷ đồng của tháng 6 và 14.700 tỷ đồng của tháng 5.

Như vậy, đây là tháng thứ 13 liên tiếp, tiền gửi của dân cư vào ngân hàng tăng. So với cuối năm 2022, tiền gửi của dân cư tăng thêm hơn 567.000 tỷ đồng, tương ứng với 9,68%, mức cao nhất từ trước đến nay.

Tiền gửi người dân vào ngân hàng lập kỷ lục mới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa từ internet

Dù vậy, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, mức tăng này có giảm so với giai đoạn 4 tháng đầu năm, khi mức tăng bình quân về lượng tiền gửi thêm vào ngân hàng lên đến trên 110.000 tỷ mỗi tháng.

Đáng chú ý, các doanh nghiệp cũng tăng gửi tiền vào ngân hàng trở lại khi có thêm 103.501 tỷ đồng tiền gửi trong tháng 8. Tháng 7 liền trước, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào hệ thống ngân hàng giảm hơn 74.000 tỷ đồng so với tháng 6.

Tính đến hết tháng 8, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 6,013 triệu tỷ đồng.

Mức tăng tiền gửi tiết kiệm này diễn ra trong bối cảnh lãi suất tiền gửi giảm sâu. Tính đến cuối tháng 8, lãi suất huy động đã giảm đáng kể so với hồi đầu năm, không nhiều ngân hàng niêm yết lãi suất 7%/năm cho khoản tiền gửi 12 tháng. Đà giảm lãi suất kéo dài từ tháng 4 khiến lãi suất hiện đã xuống đáy, thậm chí thấp hơn giai đoạn dịch COVID-19. Hiện mặt bằng lãi suất tại các ngân hàng đã xa rời mốc 6,5%/năm.

Hiện nay, các ngân hàng có vốn nhà nước niêm yết mức lãi suất thấp nhất thị trường. Trong đó, Vietcombank đầu tuần này vừa giảm thêm 0,2%, còn 5,1%/năm áp dụng với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, 3 ngân hàng còn lại là Agribank, VietinBank, BIDV vẫn giữ mức lãi suất huy động cao nhất là 5,3%/năm cho kỳ hạn dài trên 12 tháng, các kỳ hạn trên 6 đến dưới 12 tháng, lãi suất tiền gửi là 4,3%/năm, kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng là 3-3,3%/năm.

Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, lãi suất huy động cao nhất dao động quanh mức 5,3 - 5,7%/năm tùy theo ngân hàng và kỳ hạn gửi.


Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.