Tiếp tục tháo gỡ khó khăn tiếp cận vốn của doanh nghiệp
Khép lại phiên giao dịch ngày 15/9, VN Index tăng 3,56 điểm (0,29%) lên 1227,36 điểm với 253 mã tăng và 247 mã giảm. HNX Index tăng 0,9 điểm (0,36%) lên 252,76 điểm với 81 mã tăng và 96 mã giảm. UPCoM Index tăng 0,11 điểm (0,12%) lên 93,76 điểm với 168 mã tăng và 171 mã giảm.
Giá trị giao dịch trên cả ba sàn đạt mức 24,447 tỷ đồng với 1,077 triệu cổ phiếu trao tay. Trong đó VN-Index là 21,678 tỷ với 917 triệu cổ phiếu, HNX-Index là 1,921 tỷ với 89 triệu cổ phiếu, UPCoM là 878 tỷ với 72 triệu cổ phiếu.
Các doanh nghiệp nói riêng, cả nền kinh tế nói chung, đang phải "bơi trong dòng xoáy khó khăn". Thị trường tài chính Việt Nam cũng vậy. Không chỉ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, mà còn cả thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản… đang đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có. Tuy nhiên, điểm tích cực là xu thế kinh tế đang dần khả quan hơn.
Cũng giống như các doanh nghiệp khi tồn kho hàng hóa, Ngân hàng Nhà nước cho biết các ngân hàng thương mại đang "tồn kho tiền".
Tính đến cuối tháng 8, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 12,5 triệu tỷ đồng, tăng 5,33% so với cuối năm 2022. Mức này chỉ bằng khoảng một nửa so với cùng kỳ năm trước.
Từ nay đến cuối năm, dự kiến vẫn khoảng 1 triệu tỷ đồng tín dụng cần được giải ngân, nhưng sức hấp thụ vốn của các doanh nghiệp và nền kinh tế vẫn đang khá yếu. Đồng thời những vướng mắc phải được tháo gỡ thực chất mới thúc đẩy hiệu quả nguồn lực này, từ đó đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.
Cùng với lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, doanh nghiệp còn phải chi trả những khoản phát sinh khác như bảo hiểm. Dù Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nhưng một số bất cập vẫn tồn tại, khiến chi phí tài chính nói chung vẫn là sức ép lớn với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp vay được thì ngại chi phí cao, còn doanh nghiệp chưa vay được lại lo ngại về điều kiện. Ngay cả khi cho vay tín chấp, cho vay theo dòng tiền để giảm bớt các điều kiện về tài sản đảm bảo cho doanh nghiệp, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được sự minh bạch. Vì vậy, dù ngân hàng có dư tiền, muốn cho vay cũng rất khó.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 vừa qua, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan, địa phương theo dõi sát tình hình, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đồng bộ với các chính sách khác để ưu tiên hơn nữa cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Nỗi lực để phát triển nền kinh tế
Theo các chuyên gia kinh tế, nửa cuối năm nay và năm 2024, Mỹ vẫn tiếp tục xu hướng tăng lãi suất, ít nhất là chưa giảm lãi suất song kinh tế Mỹ vẫn tương đối tố, dự báo không bị suy thoái năm nay.
Trong khi đó, kinh tế châu Âu đang có dấu hiệu suy thoái. Đặc biệt, kinh tế Trung Quốc – hàng xóm của Việt Nam và cũng là động lực tăng trưởng kinh tế khu vực - không phục hồi như kỳ vọng sau khi mở cửa nền kinh tế "hậu COVID-19". Quốc gia này đã phải chuyển hướng sang chính sách tiền tệ mở rộng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong khi đó, hiện nay đang có sự cạnh tranh chiến lược trong mảng công nghệ bán dẫn giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc đang siết nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành bán dẫn trên toàn cầu trong khi Mỹ, Châu Âu cũng muốn tự chủ hơn trong chuỗi sản xuất điện tử khiến chuỗi giá trị ngành điện tử toàn cầu sẽ có biến động. Điều này sẽ tác động đến Việt Nam, vốn là một mắt xích trong chuỗi cung ứng hàng điện tử toàn cầu.
Chính vì vây, các chuyên gia đánh giá, môi trường kinh tế quốc tế đang có rất nhiều khó khăn và chúng ta phải dựa vào nội lực của mình là chính.
Kinh tế dù đã có chuyển biến, nhưng còn khó. Do đó, trong bối cảnh hiện nay cần chú trọng đến việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia, nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát vẫn quan trọng, song cũng cần lưu tâm hơn đến tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, cần cải thiện tiếp cận vốn và cả khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp; cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng suất lao động; mạnh dạn ban hành quy định về cơ chế thử nghiệm cho các mô hình kinh tế mới (fintech, kinh tế tuần hoàn).
Bên cạnh đó, cần thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP... và nghiên cứu, đàm phán nâng cấp một số FTA của ASEAN.
Đặc biệt, cần thu hút và sử dụng hiệu quả đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới, trong đó cân nhắc tăng độ mở cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia một số lĩnh vực, liên kết vùng trong thu hút FDI, thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài, đào tạo kỹ năng cho người lao động để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp FDI…
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 15/9/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,800 VNĐ./
PVTrong kỳ điều hành ngày mai (19/9), giá xăng dầu trong nước được dự báo biến động trái chiều. Cụ thể, giá xăng có thể tăng khoảng 150-300 đồng/lít, còn dầu diesel có thể giảm khoảng 100-200 đồng/lít.