Tiêu thụ thép xây dựng tháng 11 giảm 31% cùng kỳ năm trước, Hiệp hội Thép khuyến khích bảo vệ sản xuất thép trong nước

Đầu tư và Tiếp thị
03:12 PM 13/12/2021

VSA nhận định, dự kiến năm 2022, tăng trưởng sản xuất thép thô khoảng 8-10% so với năm 2021; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép thành phẩm có mức tăng trưởng tương ứng so với năm 2021.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa ra báo cáo thị trường tháng 11. Theo đó, trong tháng 11, tình hình sản xuất thép xây dựng đạt kết quả tốt so với tháng trước và cùng kỳ 2020, tuy nhiên sản lượng bán hàng trong tháng giảm.

Tiêu thụ thép xây dựng tháng 11 giảm 31% cùng kỳ năm trước

Cụ thể, sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 11/2021 đạt 1.087.435 tấn, tăng 2,71% so với tháng 10/2021 và tăng 5,6% so với cùng kỳ 2020, bán hàng đạt 872.846 tấn, giảm 26,11% so với tháng trước và giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2020. 

Tính chung 11 tháng đầu năm 2021, sản xuất thép xây dựng đạt 11.352.150 tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ 2020. Bán hàng đạt 10.883.152 tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 2.027.862 tấn, tăng 55% so với cùng kì năm 2020. 

Tồn kho thời điểm 30/11/2021 là 764.063 tấn. Đây là mức tồn kho trung bình để các doanh nghiệp tiêu thụ gối đầu trong các tháng tiếp theo. 

Theo lý giải của VSA, dịch Covid 19 kéo dài nên nhiều công trình, và công trình dân dụng bị tạm thời hoãn lại đặc biệt tại khu vực phía Nam dù được tái khởi động trở lại, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, dẫn đến sản lượng bán hàng thép xây dựng giảm 2,6%, trong đó bán hàng trong nước giảm 10% so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, 11 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng bán hàng thép xây dựng tại miền Bắc giảm 11,4%, miền Nam giảm 9,4%, xuất khẩu và miền Trung tăng lần lượt 32% và 17,5%.

Xuất khẩu thép xây dựng 11 tháng 2021 tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Các yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu như chính sách môi trường, điều chỉnh hoàn thuế xuất khẩu của Chính phủ Trung Quốc và biến động giá quặng, than Coke và phế vừa qua đã ảnh hưởng đến thị trường thép Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Tiêu thụ thép xây dựng tháng 11 giảm 31% cùng kỳ năm trước, Hiệp hội Thép khuyến khích bảo vệ sản xuất thép trong nước - Ảnh 1.

Giá thép xây dựng trong nước điều chỉnh giảm nhẹ do nhu cầu trong nước thấp

Trong tháng 11/2021, thị trường nguyên liệu thép toàn cầu có xu hướng giảm. Đặc biệt giá mua giao kỳ hạn của Trung Quốc tháng 1 và tháng 2/ 2022 giảm nên ảnh hưởng đến giá xuất khẩu Việt Nam hiện nay. 

Giá bán thép xây dựng trong nước điều chỉnh giảm từ 200-300 đồng/kg vào đầu tháng 12/2021, ở mức bình quân khoảng 15.900-16.000 đồng/kg tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp.

Tiêu thụ thép xây dựng tháng 11 giảm 31% cùng kỳ năm trước, Hiệp hội Thép khuyến khích bảo vệ sản xuất thép trong nước - Ảnh 2.

Giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh, quặng sắt giảm 50% từ đỉnh, giá than luyện cốc giảm. Nguồn: VSA

Theo Hiệp hội Thép, triển vọng thị trường quý IV đang chậm lại do nhu cầu trong nước thấp. Xét thị trường tiêu thụ thép dài tại Việt Nam thì nhu cầu có tín hiệu tích cực cho các công trình dân dụng và hạ tầng cơ sở, đặc biệt đầu tư công lớn. Xu hướng giá giảm trong thời gian qua do giá phế nhập và nội địa giảm góp phần khiến các nhà thương mại e dè mua hàng vào cuối năm. 

Thép cuộn cán nóng (HRC): Sản lượng tiêu thụ 11 tháng tăng 75% cùng kỳ năm trước

Tháng 11/2021, sản xuất thép cuộn cán nóng đạt 623.536 tấn tăng 0,76% so với tháng 10/2021 và tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2020; Bán hàng đạt 586.081 tấn, tăng 5,07% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ 2020. 

11 tháng đầu năm 2021, sản xuất thép cuộn cán nóng đạt 6.559.037 tấn, tăng 68,2% so với cùng kỳ; Bán hàng thép cuộn cán nóng đạt 6.524.514 tấn, tăng 75,5% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 1.204.400 tấn, tăng 84% so với cùng kỳ 2020. 

Nhìn chung, thị trường thép cán nóng (HRC) thế giới biến động, khiến thị trường HRC trong nước khó khăn do các Doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép, v.v) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất. Giá HRC ngày 6/12/2021 ở mức 781 USD/T, CFR cảng Đông Á, giảm khoảng 34 USD/Tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 11/2021.

Tiêu thụ thép xây dựng tháng 11 giảm 31% cùng kỳ năm trước, Hiệp hội Thép khuyến khích bảo vệ sản xuất thép trong nước - Ảnh 3.

Thép cuộn cán nguội - CRC vẫn tăng trưởng tốt

Tháng 11/2021, sản xuất thép cán nguội trong nước của các thành viên VSA đạt 392.747 tấn, giảm 7,44% so với tháng 10/2021, và giảm 5,2% so với cùng kỳ 2020; Bán hàng đạt 174.667 tấn, tăng 2.05% so với tháng trước nhưng giảm 16,7% so với cùng kỳ 2020; Trong đó, xuất khẩu đạt 50.109 tấn, giảm 21,78% so với tháng trước nhưng tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước. 

Tính chung 11 tháng đầu năm sản lượng sản xuất – bán hàng thép cuộn cán nguội vẫn đạt kết quả tích cực, cụ thể, sản xuất cuộn cán nguội đạt 4.794.063 tấn, tăng 20,3% so với cùng kỳ 2020; Bán hàng cuộn cán nguội đạt 2.124.624 tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ 2020, trong đó xuất khẩu đạt 591.443 tấn, tăng 42,5% so với cùng kỳ 2020. 

Tôn mạ và kim loại màu: xuất khẩu tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước

11 tháng đầu năm 2021, sản xuất tôn mạ KL & SPM của các thành viên VSA đạt 5.431.984 tấn, tăng 37,1% so với cùng kỳ 2020; bán hàng đạt 4.892.699 tấn, tăng 37,9% so với mức cùng kỳ 2020 trong đó xuất khẩu đạt 3.101.216 tấn, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước. 

Tôn mạ kim loại & SPM là một trong những ngành hàng duy trì được lượng xuất khẩu khá tốt, dẫn đến tổng lượng bán hàng tăng trưởng cao so với cùng kỳ 2020. 

Tiêu thụ thép xây dựng tháng 11 giảm 31% cùng kỳ năm trước, Hiệp hội Thép khuyến khích bảo vệ sản xuất thép trong nước - Ảnh 4.

Ống thép: sản lượng bán hàng giảm 30% cùng kỳ năm trước

Sản xuất Ống thép của các thành viên VSA đạt 219.070 tấn, giảm 9,86% so với tháng trước và giảm 16,6% so với cùng kỳ 2020;

Bán hàng đạt 199.345 tấn, giảm 24,5% so với tháng trước, và giảm 31,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ống thép hàn đạt 13.028 tấn, giảm 30,29% so với tháng 10/2021 và giảm 43,2% so với tháng cùng kỳ 2020. 

1 tháng đầu năm 2021, sản xuất ống thép đạt 2.445.097 tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Bán hàng đạt 2.504.140 tấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ 2020, trong đó lượng xuất khẩu đạt 216.610 tấn, giảm 16,7% so với cùng kỳ 2020. 

Tiêu thụ thép xây dựng tháng 11 giảm 31% cùng kỳ năm trước, Hiệp hội Thép khuyến khích bảo vệ sản xuất thép trong nước - Ảnh 5.

Hiệp hội Thép nhận định sang năm 2022, với sự vào cuộc tích cực của Chính phủ và các ngành, các cấp, tình hình dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát tốt hơn, tạo điều kiện cho các nhà máy thép hoạt động ổn định, đảm bảo nguồn cung thép cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Dự kiến năm 2022, tình hình sản xuất và bán hàng thép có thể chững lại khi có thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán, khả năng dịch bệnh Covid 19 diễn biến khó khăn. Dự kiến tăng trưởng sản xuất thép thô khoảng 8-10% so với năm 2021; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép thành phẩm có mức tăng trưởng tương ứng so với năm 2021.

Bên cạnh đó, VSA cũng nêu một số giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu năm 2022 như: 

Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư, thúc đẩy và bảo vệ sản xuất thép trong nước nhất quán, ổn định lâu dài.

Chủ trì xây dựng và sớm ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia các sản phẩm thép như tôn mạ kim loại và sơn phủ màu; Đồng thời hướng dẫn quy trình, sự tham gia của các bên (Cơ quan Nhà nước, Hiệp hội và doanh nghiệp).

Cơ quan Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước, cũng như ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của các nước đối với các mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam nhằm giảm thiểu các thiệt hại cho các doanh nghiệp.

Châu Cao
Ý kiến của bạn
VSMCamp & CSMOSummit 2024 ghi dấu mùa đại hội có nhiều nội dung nhất VSMCamp & CSMOSummit 2024 ghi dấu mùa đại hội có nhiều nội dung nhất

Đại hội Sales và Marketing toàn quốc VSMCamp và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing CSMOSummit năm 2024 đã khép lại sau hai ngày tổ chức với gần 50 bài tham luận và phiên tham luận lớn nhỏ. Sự kiện tiếp tục ghi dấu một mùa thành công khi đã thu hút gần 1000 lượt người tham dự, cùng hàng trăm tin tức được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.