Tiểu thương Hà Tĩnh chết lặng nhìn hàng hóa thành rác sau trận lũ lịch sử

Xã hội
11:36 PM 22/10/2020

Hàng chục năm qua đây là trận lũ lịch sử nhất, tất cả đã thành rác cả rồi, chẳng còn gì đâu…

Tiểu thương Hà Tĩnh chết lặng nhìn hàng hóa thành rác sau trận lũ lịch sử - Ảnh 1.

Sau nhiều ngày ngâm trong nước, hàng hóa, tài sản của bà con tiểu thương tại TP Hà Tĩnh đã hư hỏng thành rác.

Đó là những chia sẻ của tiểu thương kinh doanh tại chợ TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh khi mở những ki ốt tại đây. Sau nhiều ngày ngâm trong nước lũ, sáng ngày 22/10, khi nước lũ rút đi tiểu thương bắt đầu dọn dẹp nhưng hầu hết hàng hóa của bà co đã hư hỏng, trở thành rác sau những ngày ngâm trong nước.

Hàng hóa nằm ngổn ngang, bốc mùi hôi thối sau nhiều ngày chìm trong nước. Nhiều người phải huy động thêm người thân, thuê người cùng thu dọn, chở một số hàng hóa đi phơi khi trời hửng nắng.

Cả khu vực chợ TP Hà Tĩnh vốn tấp nập, sau lũ là một khung cảnh nhếch nhác, tan hoang. Những con đường nhỏ giữa các quầy hàng rác chất thành đống đó đều là những hàng hóa mà bà con đã nhập về chưa kịp bán thì nước lũ nhấn chìm.

Tiểu thương Hà Tĩnh chết lặng nhìn hàng hóa thành rác sau trận lũ lịch sử - Ảnh 2.

Hoa quả ngâm trong nước đã thối rữa.

Suốt gần 30 năm kinh doanh tại đây, bà Phạm Thị Hằng cho biết, chưa bao giờ bà chứng kiến cảnh toàn khu chợ bị nhấn chìm trong nước như vậy có những vị trí nước ngập đến 2m.

Bà con không ai kịp di dời hàng hóa nên hầu hết đều chìm trong nước lũ. Gia đình nhà bà kinh doanh mặt hàng nông sản khô, giờ đây một số đã thối một số khác bắt đầu nảy mầm khi đã “no”nước. Tiếc của bà phân loại rồi đưa ra phơi nhưng không biết có còn vớt vát được chút vốn liếng nào không.

Bà Phạm Thị Nguyệt (52 tuổi) cho biết, do nước lũ lên quá nhanh nên không ai kịp trở tay. Khi lũ ập về, bà cùng người thân đã vội ra chợ kê hàng hóa lên cao, song nhưng cũng không thấm vào đâu khi nước cứ tiếp tục dâng, các mặt hàng nông sản của bà vẫn bị ngập.

Tiểu thương Hà Tĩnh chết lặng nhìn hàng hóa thành rác sau trận lũ lịch sử - Ảnh 3.

Hành khô no nước lũ đã nảy mầm, không còn bán được nữa.

“Đợt lũ lớn nhất năm 2010 cũng chỉ ngập chưa đến 1m. Vậy nên lần này, nhiều người cũng chỉ nghĩ kê hàng cao lên mức đó là an toàn rồi. Nào ngờ... giờ lại trắng tay” - bà Nguyện chia sẻ.

Chỉ tay vào vệt bùn còn in đậm trên hàng bao đậu nành ở thứ 3, bà Dương Thị Hà Tĩnh (60 tuổi) cho biết, dù đã kê cao hết cỡ song toàn bộ hàng hóa trong quầy hàng của bà vẫn bị ngập nặng. Nhiều hàng hóa bị nước lũ cuốn trôi.

“Mấy loại đậu tương, đậu xanh, lạc... bị ngâm nước nên mọc mầm hết. Bây giờ chỉ biết mang số đậu này đem ra ngoài phơi khô, rồi sau đó bán rẻ cho người ta đập bột làm thức ăn cho lợn, gà thôi chứ buôn bán gì được nữa” - bà Tĩnh nói.

Tiểu thương Hà Tĩnh chết lặng nhìn hàng hóa thành rác sau trận lũ lịch sử - Ảnh 4.

Nắng lên bà con đưa hàng hóa phơi dọc các tuyến đường mong vớt vát chút vốn liếng.

Hiện vẫn chưa thể thống kê thiệt hại sau trận lũ lịch sử, nhưng đối với bà con tiểu thương tại chợ TP Hà Tĩnh nhiều người đã trắng tay. Hàng hóa nhập về có khi vẫn chưa thanh toán hết tiền giờ đã thành rác, họ vẫn đang cố gắng dọn dẹp để gượng dậy nhưng thiệt hại với họ là quá nặng nề.

Tiểu thương Hà Tĩnh chết lặng nhìn hàng hóa thành rác sau trận lũ lịch sử - Ảnh 5.

Bà con tiểu thương tất bật dọn dẹp, phân loại hàng hóa sau lũ.

Tiểu thương Hà Tĩnh chết lặng nhìn hàng hóa thành rác sau trận lũ lịch sử - Ảnh 6.

Tiểu thương Hà Tĩnh chết lặng nhìn hàng hóa thành rác sau trận lũ lịch sử - Ảnh 7.

Các loại hàng khô như mộc nhĩ đều đã thối.

Tiểu thương Hà Tĩnh chết lặng nhìn hàng hóa thành rác sau trận lũ lịch sử - Ảnh 8.

Dù biết là khó cứu nhưng bà con vẫn cố gắng phơi lại số hàng hóa đã ngâm trong nước.

Tiểu thương Hà Tĩnh chết lặng nhìn hàng hóa thành rác sau trận lũ lịch sử - Ảnh 9.

Tiểu thương Hà Tĩnh chết lặng nhìn hàng hóa thành rác sau trận lũ lịch sử - Ảnh 10.

Hầu hết đều trở thành rác.

Quang Phong
Ý kiến của bạn
12 đối tượng được miễn thu tiền qua phà từ 1/1/2025 12 đối tượng được miễn thu tiền qua phà từ 1/1/2025

Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.