Tìm hướng đi bền vững cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ Thủ đô
Hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài nước yêu thích. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp, làng nghề thủ công mỹ nghệ phát triển bền vững, đòi hỏi phải có giải pháp chiến lược để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu với mặt hàng truyền thống này.
Thành phố Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề (số làng nghề được công nhận là 292 làng nghề); có 47/52 ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống trên toàn quốc, gồm sơn mài, khảm trai, thêu ren, dệt lụa, gốm sứ, mây tre đan... Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của thành phố Hà Nội là nơi các nghệ nhân làng nghề kể lại những câu chuyện thông qua sản phẩm, gìn giữ bản sắc văn hóa, truyền thống của từng nghề trong suốt chiều dài lịch sử.
Theo Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 của thành phố Hà Nội, mục tiêu giai đoạn 2023-2025 là tăng trưởng xuất khẩu đạt 4,4% - 5%/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt 5,1% - 5,5%/năm; đến năm 2030 có từ 6 - 10 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề Hà Nội được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường nước ngoài; đồng thời, nâng tỷ trọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chiếm từ 3% - 5% trong tỷ trọng xuất khẩu của thành phố.
Hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài nước yêu thích. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp, làng nghề thủ công mỹ nghệ phát triển bền vững, thì đòi hỏi phải có giải pháp đảm bảo kết nối, tìm nguồn cung nguyên liệu đầu vào và đây được xem lại giải pháp chiến lược để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu với mặt hàng truyền thống này.
Theo số liệu khảo sát mới nhất của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội), trung bình một năm các làng nghề mây tre đan Hà Nội tiêu thụ khoảng 6.800 tấn nguyên liệu các loại, trong đó, trung bình một doanh nghiệp tiêu thụ khoảng 50 tấn nguyên liệu/tháng, hộ gia đình tiêu thụ khoảng 20 tấn nguyên liệu/tháng; các làng nghề gốm sứ tiêu thụ khoảng 620.000 tấn nguyên liệu, chủ yếu là đất sét và cao lanh; các làng nghề sơn mài khoảng 4.000 tấn; làng nghề gỗ khoảng trên 1.000.000m³ gỗ.
Từ số liệu trên cho thấy, nguyên liệu có vai trò quan trọng đến sự phát triển bền vững đối với các làng nghề.
Bên cạnh đó, hiện nay, hầu hết doanh nghiệp làng nghề đều gặp phải những khó khăn như: thiếu mặt bằng để sản xuất tập trung; thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao; thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm; nguồn nguyên liệu không ổn định và chưa tạo dựng được nhiều thương hiệu hàng hóa…
Để ngành thủ công mỹ nghệ phát triển bền vững và đạt mục tiêu theo Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 thành phố đề ra, bên cạnh công tác phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại… thì việc phát triển vùng nguyên liệu bền vững hiện là vấn đề mang tính quyết định.
Thành phố luôn quan tâm kết nối vùng nguyên liệu với các tỉnh, thành phố trong cả nước để triển khai sản xuất; định hướng phát triển vùng nguyên liệu tập trung, ổn định để cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước về phát triển làng nghề Hà Nội để hợp tác cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các làng nghề, tạo chuỗi liên kết phát triển và tiêu thụ sản phẩm...
Song song với đó là ưu tiên phát triển một số sản phẩm chủ lực như mây tre lá, gốm sứ, thêu dệt, dược liệu… tại các địa phương có điều kiện tự nhiên phù hợp.
Không chỉ vậy, các Sở, ngành, thành phố thường xuyên chỉ đạo các doanh nghiệp lữ hành đẩy mạnh việc xây dựng các chương trình, tour du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá về các tiềm năng, thế mạnh của du lịch làng nghề truyền thống của Hà Nội; triển khai các chương trình hợp tác… Nhờ có nhiều chính sách thúc đẩy làng nghề phát triển gắn với du lịch, đã có những làng nghề thu hút sự quan tâm của khách du lịch như: Lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Những năm gần đây, Hà Nội đặc biệt chú trọng đến việc phát triển và quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Hội chợ quốc tế hàng TCMN Thủ đô - Hanoi Giftshow đã trở thành một điểm nhấn quan trọng, với quy mô 450 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng TCMN, thu hút trên 17.000 lượt khách tham quan, giao dịch theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Các hội chợ triển lãm là nơi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất TCMN trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm mẫu mã mới độc đáo, thể hiện sự sáng tạo, tài hoa của những nhà chế tác, nghệ nhân, đồng thời là môi trường thuận lợi để thúc đẩy kết nối kinh doanh, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường EU nhiều tiềm năng.
Minh AnKhảo sát hàng tuần mới nhất của Kitco News về giá vàng cho thấy các chuyên gia trong ngành có quan điểm cân bằng giữa xu hướng tăng và giảm. Phần lớn người tham gia giữ thái độ trung lập, trong khi tâm lý lạc quan của các nhà giao dịch bán lẻ không thay đổi so với tuần trước.