Tín dụng đầu năm 2025 tăng trưởng ra sao?

Đầu tư và Tiếp thị
08:51 AM 19/02/2025

Chốt phiên 18/2, VN-Index tăng 5,42 điểm (0,43%) lên 1278,14 điểm, với thanh khoản đạt 14, 265 tỷ đồng. Số mã tăng giá với 293 mã, trong khi 162 mã giảm và 85 mã đứng tham chiếu. VN30-Index cũng ghi nhận sắc xanh khi tăng 3,38 điểm (0,25%) lên 1337,39 điểm, với 22 mã tăng giá và chỉ 6 mã giảm giá.

HNX-Index tăng 2,65 điểm (1,14%) lên 235,84 điểm, với thanh khoản đạt hơn 1,135 tỷ đồng. Số mã tăng giá chiếm ưu thế với 108 mã, trong khi 77 mã giảm giá.

UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (0,11%) lên 99,51 điểm, với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn1,101 tỷ đồng. Toàn sàn có 180 mã tăng giá, 113 mã giảm giá và 104 mã đứng giá.

Tín dụng đầu năm 2025 tăng trưởng ra sao?- Ảnh 1.

Năm nay, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% tạo đà cho tăng trưởng hai chữ số giai đoạn tới, nên tín dụng ngân hàng sẽ là kênh dẫn vốn quan trọng để đạt mục tiêu này.

Trước đó, trong năm 2024, quy mô tín dụng nền kinh tế đạt trên 15,6 triệu tỷ đồng, tăng 15,08% so với cuối năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 tăng 13,64% so với cuối năm 2022; cuối năm 2023 tăng 13,78% so với cuối năm 2022). Trong đó, các ngân hàng thương mại có vai trò to lớn trong việc cấp tín dụng đối với nền kinh tế, chiếm khoảng 92,6% tỷ trọng dư nợ tín dụng toàn hệ thống.

Trong giai đoạn đầu năm 2025, theo quy luật mùa vụ đầu năm và thời điểm Tết Nguyên đán, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chưa tăng nhanh nhưng đã có những dấu hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ.

Đến ngày 3/2, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 15,65 triệu tỷ đồng, tăng 0,19% so với năm 2024, cao hơn so với cùng kỳ năm 2024 (giảm 0,6%). Tín dụng tiếp tục hướng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.

Một số lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ nền kinh tế (nông nghiệp nông thôn chiếm khoảng 24%, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm gần 18%) hoặc có tốc độ tăng trưởng tích cực (lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng lần lượt 24,7% và 34,18% so với cuối năm 2023).

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quý I/2025, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn được dự báo "tăng" cao hơn trung dài hạn ở hầu hết các nhóm TCTD trong quý và cả năm 2025.

Các TCTD dự báo dư nợ tín dụng tổng thể của hệ thống ngân hàng tăng 3,4% trong quý I/2025 và tăng 14,2% trong năm 2025, điều chỉnh giảm 0,2 điểm % so với mức dự báo 14,4% tại kỳ điều tra trước.

Kỳ vọng của các TCTD là hoàn toàn có cơ sở, bởi các chuyên gia cho rằng bên cạnh tín dụng hướng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, thì bất động sản và hạ tầng cũng được coi là động lực tăng trưởng tín dụng năm nay. Ngoài ra, tín dụng xuất khẩu - đặc biệt là xuất khẩu nông sản - cũng được kỳ vọng tiếp tục duy trì được tốc độ tăng, ngay cả khi chiến tranh thương mại trên thế giới xảy ra.

Theo các chuyên gia, năm nay, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%, tạo đà cho tăng trưởng hai chữ số giai đoạn tới, nên tín dụng ngân hàng sẽ là kênh dẫn vốn quan trọng. Để đạt mục tiêu này, Chính phủ đẩy mạnh triển khai các dự án lớn, đầu tư công, do đó ngân hàng sẽ mở rộng tín dụng hướng vào các loại bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực, bất động sản là vệ tinh của các đại dự án, trục giao thông công cộng như phát triển các nhà ga, đường sắt, các đô thị nhỏ...

Dự báo cầu tín dụng tăng mạnh ở một số lĩnh vực

Các tổ chức tín dụng đánh giá nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng trong 6 tháng cuối năm 2024 và cả năm 2024 cải thiện hơn so với 6 tháng đầu năm 2024, cả năm 2023 nhưng vẫn thấp hơn năm 2022.

Xu hướng cải thiện nhu cầu tín dụng diễn ra ở hầu hết các đối tượng, loại tiền, kỳ hạn và lĩnh vực. Trong đó, 5 lĩnh vực được đánh giá nhu cầu tín dụng "tăng" nhiều nhất trong năm 2024 là: Công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh xuất, nhập khẩu; đầu tư kinh doanh bất động sản; xây dựng; đầu tư ngành vận tải, kho bãi.

Đáng chú ý, nhu cầu tín dụng cho đầu tư kinh doanh bất động sản phục hồi trong năm 2024, dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2025 và cả năm 2025 kỳ vọng "tăng" mạnh.

Trong bốn lĩnh vực chính được thống kê, tại kỳ điều tra này, (1) lĩnh vực phát triển công nghiệp và xây dựng có tỷ lệ tổ chức tín dụng dự báo nhu cầu vay vốn "tăng" cao nhất trong năm 2025, theo sau là (2) nhu cầu vay phục vụ đời sống và tiêu dùng; (3) nhu cầu vay thương mại và dịch vụ; sau đó đến lĩnh vực (4) vay phát triển nông, lâm, thủy sản.

Tương tự như năm 2024, diễn biến tăng trưởng kinh tế, diễn biến lãi suất, thay đổi nhu cầu đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, thay đổi lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng, chất lượng phục vụ cải thiện là những nhân tố được nhiều tổ chức tín dụng nhận định và dự báo ảnh hưởng tích cực đến sự gia tăng nhu cầu tín dụng của nhóm khách hàng doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm và cả năm 2025.

Bên cạnh các nhân tố trên, nhân tố cải tiến sản phẩm cho vay, điều kiện và thủ tục cho vay của tổ chức tín dụng được dự báo tác động nhiều đến sự gia tăng nhu cầu vay vốn của nhóm khách hàng cá nhân trong 6 tháng đầu năm và cả năm 2025.

Trong năm 2025, rủi ro tín dụng của 10/16 lĩnh vực khảo sát được các tổ chức tín dụng kỳ vọng theo chiều hướng giảm (bao gồm phát triển nông, lâm, thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; cho vay đầu tư ứng dụng công nghệ cao...).

Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng quan ngại nguy cơ rủi ro có thể tăng nhẹ ở 5/16 lĩnh vực khảo sát, bao gồm lĩnh vực xây dựng, cho vay kinh doanh bất động sản; cho vay kinh doanh tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, trong đó hai lĩnh vực được đánh giá tiềm ẩn rủi ro cao nhất là cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản và xây dựng.

Quay trở lại với cơ hội đầu tư, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.

PGT Holdings (HNX: PGT) là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Khép lại phiên giao dịch ngày 18/2/2025, mã PGT đóng cửa với mức giá 6.900 VNĐ.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV
Ý kiến của bạn
CIEM: Kinh doanh nền tảng đóng góp khoảng 10% trong GDP Việt Nam CIEM: Kinh doanh nền tảng đóng góp khoảng 10% trong GDP Việt Nam

Theo kết quả nghiên cứu từ Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), kinh tế số nói chung và kinh doanh nền tảng nói riêng sẽ tiếp tục là ngành chủ chốt đóng góp vào việc đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025.