Tín dụng kỳ vọng tăng tốc vào cuối năm 2023

Đầu tư và Tiếp thị
07:17 AM 22/09/2023

Khép lại phiên giao dịch ngày 21/9, VN-Index giảm 13,37 điểm, (1,09%) xuống mức 1212,74 điểm. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index giảm 2,95 điểm (1,16%), dừng ở mức 251,87 điểm. Chỉ số trên sàn Upcom dừng ở ngưỡng 92,39 điểm, giảm 0,96 điểm.

Thanh khoản thị trường bứt tăng về cuối phiên. 3 sàn ghi nhận giá trị giao dịch gần 26,8 ngàn tỷ đồng.

photo-1695301918470

Trong bối cảnh doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, nhiều biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất cho vay... đã được triển khai. Tuy nhiên, tín dụng vẫn tăng trưởng chậm. Điều này phản ánh khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp đang rất hạn chế.

Với hàng loạt giải pháp hỗ trợ đang được các ngân hàng tiếp tục triển khai cùng những tín hiệu phục hồi về đơn hàng, hoạt động sản xuất đang tạo kỳ vọng sẽ kích cầu tín dụng những tháng cuối năm.

Trong bối cảnh doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, nhiều biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất cho vay... đã được triển khai. Tuy nhiên, tín dụng vẫn tăng trưởng chậm. Điều này phản ánh khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp đang rất hạn chế.

Dù vậy, với hàng loạt giải pháp hỗ trợ đang được các ngân hàng tiếp tục triển khai cùng những tín hiệu phục hồi về đơn hàng, hoạt động sản xuất đang tạo kỳ vọng sẽ kích cầu tín dụng những tháng cuối năm.

Các chuyên gia trong ngành cho biết các số liệu xuất khẩu trong nửa đầu năm đều đi xuống, hàng hóa xuất khẩu giảm sẽ kéo theo hàng tồn kho tăng, sản xuất trong nước giảm. Thực tế nhiều khách hàng của Agribank sản xuất hết đơn hàng cũ thì không có đơn hàng mới. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hấp thụ vốn của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó còn có nguyên nhân chủ quan từ sức khỏe nội tại của doanh nghiệp. Sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đã bị bào mòn qua thời gian dài chống chọi với đại dịch COVID-19. Lại thêm việc đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều ở quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc siêu nhỏ nên năng lực điều hành, quản trị hạn chế, khó đạt chuẩn về minh bạch tài chính. Những điều này càng khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay dù mặt bằng lãi suất đã giảm.

Số liệu mới nhất cho biết, tín dụng trong nền kinh tế đến ngày 29/8/2023 đạt khoảng 12,56 triệu tỷ đồng, dù tăng 5,33% so với cuối năm 2022 nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 9,87% của cùng kỳ năm trước. Như vậy, dư địa tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm còn rất lớn.

Trong khi đó, báo cáo mới nhất tổng hợp lần đầu trong 6 tháng gần đây, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 8/2023 đã tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm (so với mức so với mức 48,7 điểm của tháng 7). Đây là tín hiệu cho thấy các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất đã cải thiện, sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, hoạt động xuất khẩu và hoạt động mua hàng đều tăng trở lại...

Trước thực tế trên, loạt giải pháp để thúc đẩy tín dụng tiếp tục được các ngân hàng triển khai.

Dự báo xu hướng lãi suất, Chuyên gia kinh tế cho rằng lãi suất cho vay có thể sẽ tiếp tục giảm thêm khoảng 1 điểm % từ nay đến cuối năm. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng sẽ giảm xuống mức 6 - 6,2%/năm.

Cơ sở của nhận định trên bắt nguồn từ chi phí vốn của các ngân hàng thương mại đang có xu hướng giảm sau các đợt cắt giảm nhiều loại lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Cùng với đó, tín dụng tăng chậm giúp giảm bớt áp lực huy động vốn, áp lực với lãi suất huy động theo đó cũng hạ nhiệt.

Tuy nhiên, ngoài vốn tín dụng, doanh nghiệp còn cần hơn nữa những giải pháp đồng bộ của các cơ quan chức năng. Các chuyên gia cũng đề xuất cần xem xét đến các giải pháp kích cầu trong nước, các hiệp hội ngành nghề cùng chính quyền địa phương cần nắm lại tình hình tiêu thụ, đẩy mạnh "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam". Song song với đó cần tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) trong khoảng thời gian nhất định... Doanh nghiệp qua đó sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tiết giảm chi phí vận hành...

Tác động của việc giảm lãi suất điều hành và tình trạng dư thừa nguồn vốn tín dụng đã góp phần đáng kể vào việc giảm mạnh lãi suất cho vay gần đây. Thêm vào đó, nhiều chính sách từ Chính phủ tạo cơ hội cho doanh nghiệp và người dân có thể vay vốn mới với lãi suất thấp hơn để trả nợ các khoản vay lãi suất cao ở ngân hàng khác. Từ đó giúp giảm gánh nặng chi phí vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu tín dụng trong những tháng cuối năm.

Số lượng thẻ tín dụng nội địa tăng 42,5% so với cùng kỳ năm trước, có tiềm năng phát triển lớn

Trong giai đoạn 5 năm 2018-2022, số lượng thẻ tín dụng nội địa phát hành đạt mức tăng trưởng bình quân 29,6%/năm, cao hơn thẻ tín dụng quốc tế là 17,72%/năm.

Đánh giá về các lợi ích, tiềm năng phát triển của thẻ tín dụng nội địa trong thời gian tới, các chuyên gia cho biết bên cạnh các tính năng của thẻ tín dụng thông thường, một số tiện ích, tính năng của thẻ tín dụng nội địa có thể là điểm hấp dẫn nhóm khách hàng phổ thông hoặc lần đầu tiếp cận sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Có thể kể ra như thủ tục mở thẻ đơn giản, chi phí phát hành và thanh toán thấp; qua đó, giúp khách hàng dễ dàng mở thẻ, nhanh chóng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng với chi phí hợp lý, thông tin minh bạch, quyền lợi khách hàng được đảm bảo, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tài chính toàn diện và hỗ trợ góp phần đẩy lùi vấn nạn tín dụng đen.

Cùng với đó, việc phát triển thẻ tín dụng nội địa cũng đã tạo ra sự đa dạng các sản phẩm, danh mục, về dịch vụ mở rộng đối tượng khách hàng và hệ sinh thái thanh toán của các tổ chức phát hành thẻ, tổ chức chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử.

Khi phát hành thẻ nội địa, các tổ chức phát hành thẻ được quyền chủ động trong việc xây dựng mức phí phù hợp với đối tượng khách hàng. Ví dụ như phí phát hành, phí thường niên,… đối với các cơ sở chấp nhận thẻ cũng có mức phí phù hợp với các phân khúc khách hàng, qua đó góp phần tạo các mức phí phù hợp, tạo sự linh hoạt trong việc áp dụng các mức phí với thẻ nội địa.

Thêm nữa, phát triển thẻ tín dụng nội địa là một bước tiến nữa khẳng định thương hiệu thẻ thuần Việt Nam sử dụng công nghệ, hạ tầng thanh toán trong nước, đồng tiền Việt Nam để kết nối, xử lý thanh toán an toàn, tin cậy, thông suốt cho mọi tình huống cho các tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ tại Việt Nam.

Trong 39 triệu thẻ đang hoạt động, chúng ta có trên 800 nghìn thẻ nội địa, chiếm 8,7% trong tổng số lượng thẻ. Như vậy đứng trước một thực trạng trên, rõ ràng chúng ta còn dư địa để quan tâm đẩy mạnh hơn phát triển thị trường thẻ nội địa tại Việt Nam. Thị trường thẻ tín dụng, đặc biệt là thẻ tín dụng nội địa với những ưu thế vượt trội còn nhiều dư địa phát triển.

Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.

PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.

‏Khép lại phiên giao dịch ngày 21/9/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,700 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:‏

‏Website: https://pgt-holdings.com/‏‏

‏Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS‏‏‏

‏‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Giá xăng có thể giảm nhẹ vào kỳ điều chỉnh ngày mai Giá xăng có thể giảm nhẹ vào kỳ điều chỉnh ngày mai

Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.