Tín dụng tăng 6,09% trong 9 tháng năm 2020
Báo cáo về kết quả tín dụng 9 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến hết tháng 9, tín dụng tăng 6,09%, trong khi tăng trưởng tín dụng đến đầu tháng 9 chỉ vào khoảng 4,2-4,3%, nghĩa là chỉ tính riêng tháng 9 đã tăng khoảng 1,8%.
Cụ thể, các tháng trong quý I tăng lần lượt là: 0,01%, 0,2% và 1,3%; sang quý II, tín dụng có dấu hiệu tăng dần: 1,42%, 1,96% và 3,63%. Đến quý III, tín dụng đã khởi sắc: tháng 7 tăng 4,03%, tháng 8 tăng 4,75% và đến 30/9/2020 tăng 6,09% so với cuối năm 2019. Điều này cho thấy, dấu hiệu tích cực về việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp đang khả quan dần lên. Một số doanh nghiệp cũng đã tái khởi động lại sau dịch Covid-19, lên tinh thần làm việc mùa cuối năm.
Về tăng trưởng tín dụng theo ngành kinh tế cũng đã được thống kê, dư nợ ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn 63%, có mức tăng trưởng tín dụng cao nhất khoảng 6,32%; dư nợ ngành công nghiệp xây dựng ước tăng 5,89%, chiếm tỷ trọng 28,75%; tín dụng đối với ngành nông, lâm nghiệp thủy sản chiếm 8,66%, ước tăng 5,09%.
Khẳng định của Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, trong điều kiện dịch được kiểm soát tốt, việc hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu tích cực thì tăng trưởng tín dụng năm nay có thể đạt 9-10%, mức tăng trên 9% là con số khả thi”
Tuy nhiên, theo ông Tú, để đạt được mức tăng trưởng như vậy thì phải có nhiều giải pháp, quan trọng nhất là vấn đề giảm lãi suất. Từ đầu năm đến nay, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành, mới đây nhất là lần giảm từ ngày 1/10. Tổng 3 lần giảm lãi suất điều hành lên tới 1,5-2%.
Theo kiến nghị của nhiều doanh nghiệp, trong bối cảnh hiện nay, đáng lẽ với lãi suất huy động dài hạn giảm mạnh thì lãi suất cho vay trung và dài hạn chỉ dao động quanh mức 6%-6,5%/năm.
Tuy nhiên, các ngân hàng cho rằng, việc giảm lãi suất cho vay theo kiến nghị của các doanh nghiệp là rất khó. Bởi, lãi suất huy động giảm nhưng số dư huy động lãi suất cao từ năm trước vẫn còn. Mặt khác, dù thừa vốn nhưng ngân hàng chỉ có thể giảm lãi suất đối với các khách hàng tốt, có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Không thể miễn, giảm lãi, bơm vốn cho khách hàng mà ngân hàng nhìn thấy rõ nguy cơ mất an toàn vốn.
“Nói chung là ngân hàng hỗ trợ theo kiểu kê đơn bắt bệnh, tùy vào từng đối tượng, mức độ thiệt hại của doanh nghiệp mà có hướng hỗ trợ phù hợp. Hơn nữa, muốn giãn nợ, gia hạn nợ thì cũng phải phù hợp với quy định của luật pháp, tuân thủ các quy định của pháp luật”, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc OCB chia sẻ
Mỹ UyênKhông khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.