Tin vui cho thế giới: Số ca mắc Covid giảm mạnh tới 90% từ mức đỉnh của đại dịch ở Mỹ
Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ đưa ra báo cáo trung bình có khoảng 84.000 trường hợp mắc mới mỗi ngày, giảm từ mức cao nhất của đại dịch là hơn 800.000 trường hợp mỗi ngày vào hôm 15/1.
Các quan chức y tế Hoa Kỳ lạc quan, mặc dù thận trọng, quốc gia này đã xoay chuyển tình thế trước làn sóng các ca nhiễm nhiều chưa từng có do biến thể Covid Omicron gây ra khi số ca mắc mới đã giảm mạnh tới 90% so với kỷ lục đại dịch được thiết lập chỉ 5 tuần trước đó.
Số ca giảm, hy vọng tăng
Khi nước Mỹ nổi lên làn sóng Omicron, các nhà lãnh đạo Mỹ và tiểu bang đã và đang cố gắng vượt qua cuộc khủng hoảng đã đeo bám người dân nước này bắt đầu kể từ 2 năm trước. Các nhà lãnh đạo y tế cộng đồng đã bắt đầu đưa ra các kế hoạch đối phó với vi rút như một mối đe dọa dai dẳng nhưng có thể kiểm soát được trong tương lai.
Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, Mỹ đưa tin trung bình có khoảng 84,000 trường hợp mắc mới mỗi ngày, giảm từ mức cao nhất của đại dịch là hơn 800,000 trường hợp mỗi ngày vào hôm 15/1. Và sự sụt giảm này đang diễn ra phổ biến trên cả nước Mỹ, với số ca trung bình hàng ngày giảm ít nhất 40% ở tất cả các khu vực của Hoa Kỳ trong 2 tuần qua, theo một phân tích của CNBC về dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.
Số ca nhập viện cũng giảm mạnh. Theo dữ liệu trung bình trong bảy ngày từ Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ thì tính đến thứ Hai có khoảng 66,000 bệnh nhân tại các bệnh viện tại Mỹ mắc Covid, giảm so với mức cao nhất vào ngày 20/1 là 159,000 bệnh nhân.
Số ca tử vong vì Covid, thường tăng chậm trong một số trường hợp khoảng vài tuần, có tăng lên nhưng cũng có dấu hiệu giảm bớt. Số người chết trung bình hàng ngày đạt mức cao nhất trong khoảng 1 năm vào ngày 01/2 ở mức gần 2,600 người/ngày và kể từ đó đã giảm xuống dưới 2,000.
Ông Jeff Zient, điều phối viên phản ứng Covid của Nhà Trắng, nói với công chúng trong cuộc họp giao ban tuần trước: "Mặc dù chúng tôi chưa đạt đến những gì mà tất cả chúng ta mong muốn, nhưng chúng tôi cảm thấy được động viên bởi sự sụt giảm đáng kể các ca bệnh và số ca nhập viện trên toàn nước Mỹ,"
Biến thể Omicron đã gây ra sự gia tăng trong các trường hợp không giống như làn sóng nào khác, đẩy số ca nhiễm từ dưới 100,000 ca/ngày ngay sau Lễ Tạ ơn lên mức cao nhất là 802,000 vào giữa tháng 1 trước khi giảm nhanh chóng. Nhà dịch tễ học Jennifer Nuzzo của Đại học Johns Hopkins cho biết: "Làn sóng này thực sự rất nhanh, dữ dội, giống như một trận lũ quét vậy."
Trong khi Mỹ đang đi đúng hướng, Bà Nuzzo cảnh báo rằng biến thể phụ BA.2 của Omicron có thể làm chậm sự phục hồi. Biến thể BA.2 dễ lây truyền hơn chủng Omicron ban đầu, mặc dù hiện tại nó đang lây nhiễm với mức độ thấp ở Hoa Kỳ.
Bà Nuzzo nói: "Tôi không nghĩ rằng biến thể BA.2 sẽ gây ra mức tăng đột biến số ca mắc mà chúng ta đã thấy trong mùa đông." Bà cũng lưu ý rằng có thể có một lượng miễn dịch tương đối trong dân số sau làn sóng Omicron. "Nhưng có thể nó có thể kéo theo sự suy giảm, tốc độ chậm lại," Bà nói.
Bà Nuzzo cho biết rằng mặc dù số ca nhiễm vẫn là một dấu hiệu cảnh báo sớm quan trọng, nhưng số ca nhập viện và tử vong mới là dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy Mỹ nên ứng phó với Covid như thế nào. Nói chung Omicron không làm cho mọi người bị bệnh nặng như biến thể Delta, vì vậy số ca mắc không cho thấy được bức tranh đầy đủ về việc đại dịch đang tác động đến xã hội như thế nào.
Học cách chung sống với dịch bệnh
Nhà dịch tễ học Nuzzo cho biết Mỹ hiện có khả năng tập trung các biện pháp đối phó của mình để bảo vệ những người vẫn dễ bị tổn thương dù đã được tiêm vắc-xin, chẳng hạn như những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại.
Bà Nuzzo nói: "Hiện tại chúng ta đang ở trong một trạng thái khác so với năm 2020. Chúng ta có vắc-xin, chúng ta có một loại vi-rút mà trên cơ sở có xu hướng ít gây chết người hơn, mặc dù điều đó gắn liền với mức độ miễn dịch cộng đồng của chúng ta. Giờ đây, chúng ta có nhiều khả năng hơn để nhắm mục tiêu vào các nguồn lực của mình."
Tuần trước, California đã triển khai một kế hoạch đầu tiên tại nước Mỹ để vượt qua giai đoạn khủng hoảng của đại dịch và đối phó với virus như một nguy cơ có thể kiểm soát được. Thống đốc Gavin Newsom cho biết California sẽ phải học cách sống chung với virus, bằng cách sử dụng các công cụ được phát triển trong 2 năm qua để chuẩn bị càng nhiều càng tốt cho một tương lai không chắc chắn.
Ông Newsom nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm rằng: "Tất cả chúng ta đều hiểu được những gì đã ta đã không hiểu khi bắt đầu cuộc khủng hoảng này - rằng không có ngày kết thúc, rằng không có thời điểm chúng ta tuyên bố chiến thắng."
Kế hoạch của California là dựa vào giám sát nước thải để phát hiện sớm sự lây truyền virus đang gia tăng. Nếu các quan chức y tế nhà nước nhận được tín hiệu, họ sẽ sử dụng phương pháp giải trình tự gen để xác định xem liệu có biến thể mới đang lây lan hay không. Sau đó, họ sẽ tiến hành xác định trong vòng 45 ngày liệu các loại vắc-xin, xét nghiệm và liệu pháp hiện tại có còn hiệu quả đối với chủng virus này hay không. Nhà nước cũng sẽ tăng cường nhân viên xét nghiệm và chăm sóc sức khỏe đến các vùng bị ảnh hưởng bởi tình lây nhiễm gia tăng.
Khi làn sóng Omicron lắng xuống, mọi người háo hức muốn loại bỏ các biện pháp y tế công cộng. New York và California đã cho phép bãi bỏ các quy định về việc bắt buộc đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng trong nhà vào tháng này, mặc dù các yêu cầu về khẩu trang tại trường học của họ vẫn được áp dụng cho đến thời điểm hiện tại. New Jersey sẽ dỡ bỏ quy định về việc bắt buộc đeo khẩu trang tại trường học vào tháng Ba.
"Đây không phải là một tuyên bố chiến thắng mà chỉ là một sự thừa nhận rằng chúng ta có thể sống chung với Covid," Thống đốc bang New Jersey Phil Murphy, một thành viên Đảng Dân chủ, cho biết vào đầu tháng này.
Nhà dịch tễ học Jennifer Nuzzo cho biết việc bãi bỏ lệnh bắt buộc đeo khẩu trang khi Omicron giảm dần ở các bang có mức độ tiêm chủng cao là dễ hiểu. Tuy nhiên, bà cho biết việc đeo khẩu trang tại những không gian đông đúc trong nhà vẫn là một ý kiến hay.
Bà Nuzzo nói: "Chúng tôi không nói rằng bạn không cần đeo khẩu trang. Chúng tôi chỉ không làm một nhân viên trong cửa hàng Starbucks phải hét vào mặt ai đó và có thể gọi cảnh sát vì người đó không đeo khẩu trang trong quán."
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cũng có thể sớm cập nhật hướng dẫn về việc đeo khẩu trang. Ngay bây giờ, CDC khuyến cáo tất cả mọi người, bất kể tình trạng tiêm chủng, đeo khẩu trang trong nhà ở những khu vực có khả năng lây nhiễm virus cao. Theo dữ liệu của CDC, mặc dù biến chủng Omicron đang giảm dần, nhưng gần như mọi quận ở Mỹ vẫn có mức lây truyền cao.
Tuy nhiên, tuần trước, Giám đốc CDC Rochelle Walensky đã báo hiệu rằng cơ quan y tế công cộng sẽ tập trung hơn vào các trường hợp nhập viện khi ban hành hướng dẫn về cách đối phó với virus trong tương lai.
Bà Walensky nói với công chúng trong bản cập nhật về Covid của Nhà Trắng hôm thứ Tư: "Chúng ta phải coi sức chứa của bệnh viện như một thước đo bổ sung quan trọng. Chúng tôi muốn mọi người tạm dừng những thứ như đeo khẩu trang khi những chỉ số này tốt hơn và sau đó có khả năng lại sử dụng chúng một lần nữa nếu mọi thứ xấu đi. "
Minh PhươngVNDirect cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV với GDP dự báo tăng 7,1%, nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9%.