Tin vui: Những ai làm 24 công việc sau sẽ được nghỉ hưu sớm 10 năm mà không giảm lương hưu
Đây là tin rất vui với những người lao động làm công việc đặc thù.
Theo quy định mới tại Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 và Nghị định số 158/2025/NĐ-CP, người lao động làm việc trong hầm lò khai thác than sẽ được hưởng quyền lợi nghỉ hưu sớm vượt trội. Cụ thể, nếu có từ 15 năm làm việc thực tế trong môi trường hầm lò, người lao động được nghỉ hưu sớm hơn 10 năm so với độ tuổi nghỉ hưu chung mà không bị giảm trừ mức hưởng lương hưu.
Người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu khi đã tham gia BHXH bắt buộc từ 15 năm trở lên và đáp ứng độ tuổi theo lộ trình được quy định tại Bộ luật Lao động. Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường vào năm 2025 được xác định là 61 tuổi 3 tháng đối với nam và 56 tuổi 8 tháng đối với nữ.
Tuy nhiên, riêng với người làm trong 24 nhóm nghề, công việc đặc thù thuộc lĩnh vực khai thác hầm lò, việc nghỉ hưu sớm 10 năm sẽ không ảnh hưởng đến mức lương hưu được hưởng. Đây là sự ghi nhận quan trọng dành cho những lao động làm việc lâu dài trong điều kiện nguy hiểm, nặng nhọc và độc hại.
Theo Phụ lục I kèm theo Nghị định 158/2025/NĐ-CP, người lao động trực tiếp làm các công việc sau đây đủ điều kiện nghỉ hưu sớm 10 năm:

1. Khai thác mỏ hầm lò
2. Khoan đá bằng búa máy cầm tay
3. Đội viên cứu hộ mỏ
4. Vận tải than

5. Vận hành trạm quạt khí nén, điện, diesel, trạm sạc ắc quy
6. Đo khí, đo gió, trực cửa gió, trắc địa, KCS
7. Sửa chữa cơ điện
8. Thợ sắt, thợ thoát nước

9. Vận hành, sửa chữa thiết bị
10. Vận hành và phụ tàu điện, tàu ắc quy
11. Vận hành, sửa chữa, nạp ắc quy

12. Nghiệm thu sản phẩm
13. Thủ kho các loại
14. Bảo vệ kho

15. Quét dọn vệ sinh, nạo vét bùn
16. Vận chuyển vật liệu
17. Trực gác tín hiệu
18. Phục vụ bồi dưỡng

19. Lắp đặt, sửa chữa hệ thống thông tin liên lạc
20. Vận hành trạm mạng
21. Trực gác cửa gió

22. Chỉ đạo kỹ thuật trực tiếp (kỹ sư)
23. Chỉ đạo sản xuất trực tiếp (quản đốc, phó quản đốc, đội trưởng lò, lò trưởng)
24. Nhân viên, công nhân giám sát an toàn
Thái Hà

Trong chiến lược phát triển du lịch gắn với tăng trưởng xanh và xây dựng nông thôn mới nâng cao, Hà Nội đang từng bước khai thác tiềm năng vùng ven đô thông qua mô hình du lịch nông nghiệp. Hướng đi này vừa kết nối không gian làng quê với nhịp sống đô thị, vừa góp phần phát huy giá trị nông nghiệp, bảo tồn bản sắc và mở rộng sinh kế bền vững cho người dân.