Tính bền vững - yếu tố đưa Vinamilk 11 năm liền thuộc TOP kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
Ngày 1/12, Vinamilk đã được vinh danh ở Bảng xếp hạng “50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2022” do Tạp chí Nhịp cầu đầu tư công bố trong Hội nghị đầu tư với chủ đề “Kinh tế Việt Nam - Ngôi sao sáng nhất”. Tính từ lần đầu tiên Bảng xếp hạng Top 50 được công bố (2011) cho đến nay, chỉ có 5 doanh nghiệp liên tiếp được vinh danh trong tất cả các năm, trong đó, Vinamilk là doanh nghiệp ngành Thực phẩm và Đồ uống duy nhất góp mặt trong 11 năm liền.
Hơn 1 thập kỷ xây dựng nền tảng bền vững
Trong các phiên thảo luận tại Hội nghị đầu tư năm nay, từ khóa nổi bật có thể kể đến là "sự bền vững, sức bền" của các doanh nghiệp – yếu tố được cho là sẽ giúp doanh nghiệp đi qua "vùng nhiễu động" và cũng là điều mà các làn sóng đầu tư "tìm kiếm" trong giai đoạn phục hồi. Cũng theo Ban tổ chức, trong hơn 10 năm, Top 50 chứng kiến sự lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế Việt Nam, trong đó có hành trình phát triển đầy tự hào của các doanh nghiệp Việt, những "ngôi sao sáng của nền kinh tế", đặc biệt ngay cả trong giai đoạn biến động do đại dịch COVID-19.
Là doanh nghiệp dẫn đầu ngành sữa tại Việt Nam, Vinamilk là công ty liên tiếp duy trì sự góp mặt trong Top 50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất, được khẳng định qua sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, giá trị thương hiệu… đặc biệt là tính ổn định và bền vững trong kinh doanh.
Ông Lê Thành Liêm, Giám đốc Điều hành Tài chính của Vinamilk cho biết: "Trong 11 năm qua, Vinamilk liên tục đổi mới, đi đầu trong thực hành ESG để trở thành doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam và nằm trong Top 36 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu. Bên cạnh những thành tựu về hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, điều Vinamilk luôn tự hào là sự phát triển của công ty luôn gắn liền với sự phát triển, vươn ra thế giới của ngành sữa Việt Nam cũng như góp phần nâng cao sức khỏe, thể chất và tầm vóc của người Việt".
Vinamilk đã góp phần xây dựng ngành sữa Việt Nam cũng như cải thiện tầm vóc người Việt
tỷ đồng. Hơn 10 năm sau, doanh thu của Vinamilk gấp gần 4 lần, đạt 61.012 tỷ đồng - lần đầu tiên vượt mốc 60.000 tỷ đồng. Trên thị trường chứng khoán, VNM vẫn là "blue-chip" ưa thích của các định chế tài chính nước ngoài cũng như các tổ chức tài chính, chứng khoán trong nước về sự minh bạch, bền vững và thế mạnh về quản trị doanh nghiệp.
Lũy kế 9 tháng năm 2022, Vinamilk hoàn thành 70% kế hoạch năm với tổng doanh thu đạt 44.994 tỷ đồng, giá trị thương hiệu chính thức chạm mốc 2,8 tỷ USD, thuộc Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu.
Sự chuẩn bị cho hiện tại và tương lai
Có thể nói, hành trình hơn một thập kỷ vừa qua của Vinamilk là một phần phác họa nên một chặng đường phát triển ấn tượng của ngành sữa Việt Nam ở nhiều khía cạnh, về cả quy mô, chất lượng, tiêu chuẩn và vị thế trên thế giới.
Hiện nay Vinamilk có 13 nhà máy trong nước được đầu tư quy mô và ứng dụng công nghệ hàng đầu thế giới và 3 nhà máy tại nước ngoài. Đặc biệt, trong giai đoạn 10 năm gần nhất, Vinamilk đã đầu tư 2 dự án "siêu nhà máy" sữa đầu tiên của Việt Nam là Nhà máy sữa Việt Nam và Nhà máy sữa bột Việt Nam. Với quy mô lớn và hiện đại bậc nhất châu Á, các nhà máy này góp phần tạo nên sự đột phá lớn về năng lực cung ứng cho công ty trong giai đoạn phát triển sau đó.
Song song, Vinamilk cũng cho thấy tầm nhìn chiến lược để chủ động vùng nguyên liệu khi liên tiếp xây dựng các trang trại bò sữa "triệu đô" như tại Nghệ An, Thanh Hoá, Tây Ninh, Quảng Ngãi… đạt các tiêu chuẩn quốc tế như Global G.A.P, Organic châu Âu với nhiều mô hình nổi bật như "Resort Bò sữa", "Trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm".
Nhờ đẩy mạnh đầu tư vào các trang trại, sản lượng sữa tại Vinamilk tăng lên đáng kể, củng cố năng lực tự chủ về sữa tươi nguyên liệu. Tính đến cuối năm 2021, sản lượng sữa tươi (bao gồm thu mua từ người nông dân) và số lượng đàn bò đã tăng gần gấp 3 lần so với năm 2011, tương đương gần 400.000 tấn và 160.000 con bò.
Trong giai đoạn này, Vinamilk cũng đẩy mạnh thị trường quốc tế và liên tục ra mắt các dự án M&A, đầu tư nước ngoài. Hiện tại Vinamilk có 3 công ty con là Driftwood (Mỹ), Lao-Jagro Development (Lào), Angkormilk (Campuchia) và công ty liên doanh Del Monte - Vinamilk (Philippines). Doanh nghiệp cũng xuất khẩu nhiều mặt hàng đến nhiều quốc gia, thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông… với doanh thu lũy kế đến nay đạt hơn 2,6 tỷ USD.
Hệ thống trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm là kết quả nổi bật của Vinamilk trong việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững
Ông Lê Thành Liêm cho biết, trong giai đoạn 2022-2026, Vinamilk tiếp tục chú trọng nâng cao quản trị doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số để gia tăng hiệu quả kinh doanh, khai thác tốt các lợi thế và tiềm năng đang có. Song song, công ty tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi, trong đó tập trung xây dựng hệ thống các trang trại sinh thái GREEN FARM, nâng cao năng lực sản xuất - cung ứng tại thị trường Việt Nam và nước ngoài, nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu đang ngày càng tăng.
Cụ thể, những dự án lớn đang được Vinamilk triển khai cùng các công ty thành viên gồm Nhà máy sữa Hưng Yên (4.600 tỷ đồng), Thiên đường sữa Mộc Châu (3.150 tỷ đồng), Trang trại và Nhà máy tại Angkormilk tại Campuchia (1.100 tỷ đồng), Tổ hợp Trang trại bò sữa Lao-Jagro tại Lào (3.750 tỷ đồng) … Kết hợp với việc mở rộng các nhà máy hiện hữu khác dự kiến sẽ giúp năng lực sản xuất của Vinamilk tăng lên hơn 20%, tạo ra các động lực tăng trưởng mới cho các giai đoạn chiến lược sắp tới.
L.HTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.