Tính đến ngày 15/4, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 16,23 triệu tỷ đồng
Theo báo cáo cập nhật của NHNN, tính đến ngày 15/4, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 16,23 triệu tỷ đồng, tăng 3,95% so với cuối năm 2024 và tăng 18,19% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2024, dư nợ tín dụng tăng 1,21% so với tháng 12/2023).
Trên cơ sở chỉ đạo tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã xác định tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2024 ở mức khoảng 15% và năm 2025 khoảng 16%, có điều chỉnh linh hoạt theo tình hình kinh tế. Quan trọng hơn, NHNN đã công khai nguyên tắc phân bổ chỉ tiêu tín dụng, cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) chủ động xây dựng kế hoạch và lộ trình tăng trưởng, thay vì bị áp chỉ tiêu cứng như trước.
Với nỗ lực của toàn hệ thống, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2024 được cải thiện so với năm trước, đến ngày 31/12/2024, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 15,09% so với cuối năm 2023, đạt mục tiêu đề ra, góp phần tích cực vào kết quả tăng trưởng kinh tế.
Đến ngày 15/4/2025, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 16,23 triệu tỷ đồng, tăng 3,95% so với cuối năm 2024, tăng 18,19% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2024, dư nợ tín dụng tăng 1,21% so với tháng 12/2023).

Ảnh minh họa: Internet
Tín dụng tiếp tục hướng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Cơ cấu tín dụng chuyển biến tích cực, tập trung vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, phản ánh định hướng điều hành nhất quán của NHNN.
Cùng với đó, mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục có xu hướng giảm. Đến ngày 10/4, lãi suất cho vay bình quân với các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng ở mức 6,34% một năm, giảm 0,6% một năm so với cuối năm 2024. Các ngân hàng đã công bố thông tin lãi suất cho vay trên website nhằm cung cấp thêm thông tin cho khách hàng tham khảo khi tiếp cận vốn vay.
Với mục tiêu đưa tín dụng ngân hàng đến gần hơn với người dân và doanh nghiệp, NHNN đã triển khai đồng bộ nhiều chính sách, từ đơn giản hóa thủ tục vay vốn, đẩy mạnh cho vay điện tử đến hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo thuận lợi trong thẩm định, phê duyệt khoản vay.
Đáng chú ý là các chương trình tín dụng đặc thù được triển khai mạnh mẽ, quy mô ngày càng mở rộng: gói tín dụng cho ngành lúa gạo, thủy sản đạt 100.000 tỷ đồng; chương trình nhà ở xã hội nâng quy mô lên 145.000 tỷ đồng.
Cùng với đó là các chính sách cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ (Thông tư 02, Thông tư 06, Thông tư 53) hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn do thiên tai, thị trường. Song song với đó NHNN có nhiều văn bản chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…
Năm nay, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, gấp đôi chỉ tiêu tăng trưởng GDP. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cung ứng vốn, cơ quan này đã thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng.
Đồng thời, nhà điều hành tiếp tục triển khai lộ trình hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng. Theo đó, nhóm ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng hợp tác xã và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được chủ động kiểm soát chỉ tiêu này năm nay.
Huyền My (t/h)
Làm sống dậy những nét văn hóa truyền thống, nuôi dưỡng lối sống hiện đại và vẽ tương lai bằng những giá trị đương đại tân tiến nhất của thế giới, Nhà hát Opera Hà Nội hứa hẹn là biểu tượng mới, khẳng định tầm vóc đẳng cấp của thành phố ngàn năm văn hiến.