Tình hình việc làm kém quả quan, ngân hàng cắt giảm lao động nhiều hơn dự kiến trong quý 3
Tình hình lao động, việc làm trong quý 3 được các TCTD nhận định kém khả quan hơn so với quý trước.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý IV/2021 đối với toàn bộ các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid 19 đến mọi mặt của nền kinh tế và hoạt động sản xuất, kinh doanh, theo nhận định của các TCTD, mặt bằng rủi ro (MBRR) tổng thể của các nhóm khách hàng (KH) tiếp tục chiều hướng tăng rõ rệt, với 50,5% TCTD nhận định MBRR "tăng" trong Quý III/2021, 33,7% TCTD dự báo MBRR "tăng" trong Quý IV/2021 và 50,5% TCTD dự báo MBRR "tăng" trong cả năm 2021, cao hơn nhiều so với tỷ lệ các TCTD nhận định MBRR "tăng" ở kỳ điều tra trước.
Tỷ lệ TCTD nhận định rủi ro tổng thể của KH hiện tại ở mức "cao và khá cao" tiếp tục tăng từ mức 32,1% tại kỳ điều tra trước lên 46,5% ở kỳ điều tra này, ghi nhận mức cao nhất kể từ khi NHNN tiến hành điều tra XHKD theo quý (Quý I/2014).
Tình hình lao động, việc làm trong Quý III/2021 được các TCTD nhận định kém khả quan hơn so với quý trước với tỷ lệ cắt giảm lao động ở mức cao hơn nhiều so với kỳ vọng. Tuy nhiên, các TCTD kỳ vọng tích cực hơn về tình hình lao động việc làm trong Quý IV/2021. Dự kiến chung cho năm 2021, tình hình lao động, việc làm tại các TCTD về cơ bản giữ nguyên hoặc có chiều hướng tăng thêm so với năm 2020 (58,4% TCTD dự kiến tăng lao động và chỉ có 6% TCTD dự kiến cắt giảm lao động).
Trong Quý III/2021, các TCTD cho biết đã thực hiện giảm mạnh giá bình quân sản phẩm, dịch vụ (lãi suất biên và phí dịch vụ) với chỉ số cân bằng giảm từ -6,9% cuối Quý II/2021 xuống -22,3% (mức thấp nhất kể từ Quý I/2014 - thời điểm NHNN bắt đầu tiến hành điều tra xu hướng kinh doanh định kỳ quý đến nay). Xu hướng này tiếp tục được dự kiến cho Quý IV/2021 và cả năm 2021, trong đó, giảm lãi suất biên nhiều hơn giảm phí dịch vụ.
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý III/2021 duy trì ở trạng thái tốt và dồi dào hơn Quý II/2021 đối với cả VNĐ và ngoại tệ. Dự báo trong Quý IV/2021, năm 2021 và năm 2022, thanh khoản được kỳ vọng tiếp tục duy trì ở trạng thái tốt.
Mặt bằng lãi suất huy động – cho vay được các TCTD kỳ vọng tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ trong quý IV/2021 và giảm đáng kể tính đến cuối năm 2021 so với cuối năm 2020. Tỷ lệ các TCTD kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động-cho vay "giảm" trong quý IV/2021 và cả năm 2021 đạt cao hơn nhiều so với tỷ lệ TCTD dự báo mặt bằng lãi suất "tăng", chỉ số cân bằng về thay đổi mặt bằng lãi suất đã điều chỉnh giảm mạnh.
Thu ThủyTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.