Tổ công nghệ số cộng đồng: Đưa người dân đến gần hơn với chính quyền số, xã hội số
Nhằm thực hiện Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành kế hoạch số 220/KH-UBND về triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2025.
Tổ công nghệ số cộng đồng do UBND cấp xã quyết định thành lập, là cầu nối của chính quyền địa phương để thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác chuyển đổi số đến với nhân dân; trực tiếp truyền thông, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông minh, thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công; tham gia thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ đó, cùng chính quyền xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số tại địa phương.
Chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, làm cho người dân thấy công nghệ là thứ dễ dàng, thiết thực. Chuyển đổi số nếu tạo giá trị cho người dân, được người dân hưởng ứng, sử dụng thì chuyển đổi số sẽ đi vào cuộc sống, tạo nên cộng đồng số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Ngoài ra, Tổ công nghệ số cộng đồng là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân và là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, huyện, thành phố đến xã/phường/thị trấn, ấp/khóm. Bên cạnh đó, tăng cường năng lực hoạt động của đoàn viên, thanh niên trong Tổ công nghệ số cộng đồng. Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong hoạt động chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số cộng đồng dân cư nói riêng.
Theo đó, UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Tổ công nghệ số cộng đồng triển khai có hiệu quả nền tảng số, công nghệ số đến từng ấp/khóm thuộc 101 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau, hộ gia đình, gắn với cuộc sống của người dân.
Các nội dung phải phù hợp với địa phương; người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực theo phương châm "mưa dầm thấm lâu". Tùy theo đặc thù, mỗi ấp/khóm có ít nhất 01 Tổ công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ triển khai nền tảng số, công nghệ số, hướng dẫn kỹ năng số đến với người dân.
Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện theo sự hướng dẫn, điều phối chung của Sở Thông tin và Truyền thông, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ số tại địa bàn và các đơn vị có liên quan trong việc hỗ trợ triển khai nền tảng số, công nghệ số, hướng dẫn kỹ năng số đến với người dân.
Tổ công nghệ số cộng đồng có ít nhất 4 thành viên và được tập huấn nghiệp vụ về các chủ trương, chính sách, pháp luật về chuyển đổi số; chuyển giao, hướng dẫn cài đặt, sử dụng nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số, ứng dụng VNeID và các ứng dụng trên app chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau (CaMau-G) như: phản ảnh hiện trường; dịch vụ công trực tuyến; sàn thương mại điện tử; giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt; lĩnh vực y tế (hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người dân, đặt lịch khám bệnh, tư vấn từ xa); lĩnh vực giáo dục (kết nối giữa phụ huynh, học sinh và nhà trường, quản lý nhà trường, quản lý học sinh, tra cứu điểm, kết quả học tập) và các nội dung khác được phát triển trong thời gian tới…
Ngoài ra, các tổ viên tổ công nghệ số cộng đồng còn được tập huấn kỹ năng sử dụng phần mềm bảo đảm an toàn thông tin mạng cơ bản.
Các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng nghiên cứu, sử dụng tài liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông trong quá trình hoạt động, triển khai công nghệ số đến người dân. Nội dung triển khai của Tổ công nghệ số cộng đồng là tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số đến các hộ gia đình, người dân trong ấp/khóm. Truyền thông, góp phần tiến tới thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong các cơ quan Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh; tạo sự gắn kết và tăng hiệu quả tương tác, giao tiếp giữa đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân.
Về chính quyền số các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng tiếp cận người dân để tuyên truyền, hướng dẫn theo phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà" hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên thiết bị di động; sử dụng các dịch vụ số và tương tác với chính quyền qua ứng dụng phản ánh hiện trường…
Về kinh tế số, hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, người dân trên địa bàn đăng ký tham gia sàn thương mại điện tử; mở tài khoản thanh toán điện tử; hướng dẫn người dân sử dụng nền tảng số, công nghệ số để quảng bá sản phẩm, tạo gian hàng, nhận đơn, đóng gói sản phẩm và quan trọng nhất là cam kết cung cấp sản phẩm đúng chất lượng cho khách hàng; hướng dẫn ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Về xã hội số, các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng sẽ hướng dẫn người dân tiếp cận, cài đặt, sử dụng các dịch vụ số phục vụ cho nhu cầu thiết yếu nư y tế, giáo dục, truy cập website thông qua các nền tảng số.
Văn Dương - Hồng ÂnSáng 21/01, Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.