Tọa đàm đề cao vai trò công nghệ trong tiêu dùng bền vững
Trong 3 ngày 21-23/7, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long (222 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội), Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) phối hợp với Đài Truyền hình VTC và các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững trong hệ thống phân phối hiện đại”, trong đó có cuộc tọa đàm đề cao vai trò công nghệ trong tiêu dùng bền vững.
Chuỗi sự kiện này thu hút sự tham gia của các đại biểu, chuyên gia đến từ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, Tổng cục Quản lý Thị trường, Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), Tập đoàn Central Retail…
Cơ hội cho doanh nghiệp kết nối sản xuất xanh
Với ý nghĩa thúc đẩy việc tiêu dùng bền vững cũng như đẩy mạnh phát triển sản xuất bền vững tại Việt Nam, triển lãm và chuỗi sự kiện bên lề có quy mô hơn 30 gian hàng, quy tụ hơn 20 doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài nước, thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan. Cùng với đó, các hoạt động bên lề "Sống xanh" cùng giới trẻ, "Sản xuất xanh" vì người tiêu dùng đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia với những hoạt động bảo vệ môi trường, lối sống xanh…
Đáng kể, đây là hoạt động đánh dấu sự kiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) mới được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20/6/2023 vừa qua, trong đó, có nội dung quy định về thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững.
Theo khảo sát mới đây của Nielsen Việt Nam, 80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết "xanh" và "sạch", sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường.
Để cạnh tranh, xu hướng "xanh hóa" trong xây dựng thương hiệu ngày càng phổ biến, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm đảm bảo yếu tố "xanh" và "sạch", xây dựng thương hiệu xanh gắn với phát triển bền vững. Tuy nhiên, các thương hiệu có cam kết "xanh" và "sạch" hiện có mức tăng trưởng chỉ khoảng 4%/năm.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mạnh hơn vào khâu chế biến, đa dạng hóa sản xuất, liên kết với nhau tạo thành phong trào sản xuất các sản phẩm hữu cơ và phát triển rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, sự xuất hiện của sản phẩm xanh trong hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam vẫn còn chừng mực và khiêm tốn.
Sự chỉ đạo của các Bộ, ban, ngành và sự tích cực của các doanh nghiệp đã góp phần tích cực, thúc đẩy "tiêu dùng xanh", nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc sử dụng các sản phẩm sinh thái, túi nylon sinh thái, 3R (Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế). Tuy nhiên, phần lớn mới chỉ dừng lại ở những hoạt động đơn lẻ, chưa kết nối với nhau, phạm vi tác động hẹp, chưa có tính phổ biến và tính bền vững. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh truyền thông hơn nữa nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người tiêu dùng trong việc sản xuất, tiêu dùng bền vững là điều bức thiết hiện nay.
Theo Ban Tổ chức, thông qua các hoạt động triển lãm và các sự kiện bên lề, về phía các doanh nghiệp, HTX có cơ hội tìm hiểu và kết nối với các mô hình, đối tác sản xuất xanh, tăng cường giới thiệu, mở rộng phạm vi sản xuất, kinh doanh của mình. Còn phía người tiêu dùng có cơ hội trải nghiệm các sản phẩm tiêu dùng xanh, tham gia các hoạt động tương tác để nâng cao kiến thức và nhận thức về tiêu dùng bền vững, về vai trò của người tiêu dùng trong quá trình thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững tại Việt Nam.
TrueData - Công nghệ mới cho cuộc chiến chống hàng giả
Hoạt động bên lề nổi bật nhất là cuộc tọa đàm đề cao "Vai trò công nghệ trong tiêu dùng bền vững". Các diễn giả đến từ Tổng cục quản lý Thị trường (Bộ Công thương), đại diện nhóm đối tác, các công ty công nghệ chống giả TrueData đã tập trung thuyết trình thực trạng chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt hay khát vọng đưa tri thức Việt vào sản phẩm xanh.
Tại cuộc Tọa đàm, ông Nguyễn Đức Lê – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường) đưa ra 5 tiêu chí nhận diện hàng giả, kém chất lượng và không rõ nguồn gốc; đồng thời cho rằng, các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ xảy ra với mọi loại hàng hóa từ hàng tiêu dùng thông thường đến các hàng hóa có giá trị cao, hàng hóa có chức năng quan trọng như: thuốc chữa bệnh, thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm chức năng (làm đẹp cho phụ nữ), mỹ phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu...
Ông Nguyễn Đức Lê đánh giá, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ sản xuất trong nước chủ yếu là sản xuất thủ công nhỏ lẻ, hoặc lắp ráp linh kiện, đóng gói sản phẩm. Ngoài ra, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ không chỉ sản xuất ở Việt Nam mà còn sản xuất ở nước ngoài và đưa về Việt Nam tiêu thụ.
Đề cập tới công nghệ chống giả TrueData, ông Nguyễn Ngọc Tâm – Chủ tịch HĐQT Công ty CP TrueData, cho biết, giải pháp chống giả Truedata sử dụng công nghệ RFID, sử dụng Chip định danh để đánh dấu và theo dõi nguồn gốc của sản phẩm, đây là bước đầu tiên trong việc đảm bảo tính xác thực và minh bạch của các sản phẩm.
Điểm mạnh của các giải pháp chống giả Truedata có sự thông minh và tiên tiến của công nghệ được áp dụng. Và nhờ sự kết hợp giữa RFID, AI và Mô hình đồng thuận CPM, TrueData cung cấp các giải pháp toàn diện và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Phạm Văn Thọ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ Chống giả Việt Nam (ACTIV), cho biết: Mới đây ACTIV tổ chức lễ ký kết hợp tác với Công ty TrueData để phát triển giải pháp công nghệ này vào truy xuất nguồn gốc trong chương trình chuyển đổi số.
Theo Chủ tịch ACTIV Phạm Văn Thọ, hàng giả, hàng nhái đang là một vấn đề nghiêm trọng đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Do đó, việc chọn lựa giải pháp truy xuất nguồn gốc nhằm chống hàng giả, hàng nhái một cách có hiệu quả là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Sự minh bạch và tin cậy trong các giao dịch kinh doanh, bằng cách cung cấp dữ liệu truy xuất nguồn gốc, thông tin về quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, giả phát chống giả TrueData giúp người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định thông thái và có niềm tin vào những sản phẩm mà họ sử dụng. Điều này góp phần xây dựng một môi trường tiêu dùng bền vững và tạo lòng tin trong cộng đồng.
Lưu ĐoànCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.