Toàn cảnh những cuộc soán ngôi ngoạn mục trong Top 10 lợi nhuận ngân hàng

Ngân hàng
01:24 PM 06/02/2022

VietinBank, BIDV, Vietcombank đều từng là "quán quân" lợi nhuận 10 năm qua, trong đó Vietcombank duy trì vị trí này lâu nhất. Các ngân hàng tư nhân có xáo trộn mạnh và đang ngày càng thu hẹp khoảng cách với "Big 4", thậm chí là đã vươt mặt.

Trong giai đoạn 2011-2015, VietinBank, BIDV, liên tiếp giữ vị trí hàng đầu, cách biệt rõ rệt với những ngân hàng còn lại. Tuy nhiên, từ năm 2016 trở đi, sự trỗi dậy của những ngân hàng tư nhân lớn như Techcombank, VPBank, MB đã thu hẹp khoảng cách với Big4 và thậm chí có lúc vượt mặt.

Trong 10 năm qua, VietinBank, BIDV và Vietcombank đều từng giữ vị trí "quán quân". Trong đó, Vietcombank là ngân hàng duy trì được vị trí này lâu nhất, suốt từ 2016 đến nay. Năm 2019, lợi nhuận Vietcombank lần đầu tiên cán mốc 23.000 tỷ đồng và cũng là ngân hàng  Việt đầu tiên ghi nhận lợi nhuận tỷ đô.

Đến năm 2021, ngoài Vietcombank thì Techcombank cũng đã cán mốc lợi nhuận tỷ đô. Khoảng cách giữa 2 ngân hàng này cũng ngày càng thu hẹp.

Thứ hạng của VPBank, MB, ACB liên tục xáo trộn trong những năm qua. Năm 2017, VPBank là ngân hàng tư nhân "ăn nên làm ra nhất" với lợi nhuận chỉ đứng sau 3 "ông lớn" quốc doanh. Tuy nhiên, đến năm 2021, MB tăng trưởng mạnh mẽ và vượt VPBank, vươn lên vị trí Top 4. 

Bức tranh lợi nhuận ngân hàng 10 năm qua

Thu Thuỷ - Hoài Linh
Ý kiến của bạn
Trung tâm tài chính: Bước đi chiến lược nâng cao năng lực của nền kinh tế Trung tâm tài chính: Bước đi chiến lược nâng cao năng lực của nền kinh tế

Việc thành lập trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam không chỉ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mà còn là bước đi chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Với nền tảng chính trị vững chắc, hệ thống pháp lý đồng bộ và thực tiễn phát triển đầy tiềm năng, đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu này, góp phần thu hút nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng và nâng tầm vị thế quốc gia trên bản đồ tài chính quốc tế.