Toàn cảnh những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam 8 tháng của năm 2023?

Đầu tư và Tiếp thị
07:28 AM 07/09/2023

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/9, VN-Index tăng 10,52 điểm (0,85%), đạt 1245,5 điểm; HNX-Index tăng 3,08 điểm (1,22%), đạt 255,36 điểm. Thị trường kết phiên nghiêng về bên mua với 535 mã tăng và 289 mã giảm.

VN-Index đạt tổng khối lượng hơn 1,1 tỷ cổ phiếu, tương đương 25 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận thanh khoản đạt 120 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 2,4 ngàn tỷ đồng. Về giao dịch của khối ngoại, khối này bán ròng tổng cộng 102 tỷ đồng trên sàn HOSE. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 13 tỷ đồng.

photo-1694006976048

8 tháng đầu năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dương đều có mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng do tổng cầu suy giảm. Tuy nhiên ở trong nước, Chính phủ đã chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn. Nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục duy trì xu hướng tích cực hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.

PMI tháng 8/2023

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global trong tháng 8 đã tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm lần đầu trong sáu tháng. Với kết quả 50,5, tăng so với mức 48,7 của tháng 7, cho thấy các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất đã cải thiện nhẹ.

Sự phục hồi trở lại của sức khỏe ngành sản xuất đã phản ánh những dấu hiệu cải thiện của nhu cầu. Các nhà sản xuất ghi nhận số lượng đơn đặt hàng mới tăng lần đầu trong sáu tháng, trong khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng sau thời gian giảm kéo dài năm tháng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng là nhẹ khi có một số báo cáo cho thấy nhu cầu còn yếu. Tương tự như vậy, sản lượng ngành sản xuất tăng trưởng trở lại trong tháng 8, từ đó kết thúc thời kỳ giảm sản lượng kéo dài năm tháng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chỉ là nhẹ. Sự phục hồi của sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới là đáng kể nhất trong lĩnh vực hàng hóa đầu tư cơ bản.

Trong bối cảnh số lượng đơn đặt hàng mới và yêu cầu sản xuất tăng, các công ty đã tăng mạnh hoạt động mua hàng. Đây là lần tăng đầu tiên trong sáu tháng và là mức tăng đáng kể nhất kể từ tháng 9/2022. Từ đó, tồn kho hàng mua cũng tăng, đánh dấu lần tăng tháng thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, tình hình việc làm kém tích cực hơn khi các công ty vẫn do dự trong việc tuyển thêm nhân viên và do đó, số lượng việc làm đã giảm tháng thứ sáu liên tiếp. Tuy nhiên, tốc độ giảm là yếu nhất trong thời kỳ này và chỉ là mức giảm nhẹ.

Việc làm tiếp tục giảm phản ánh năng lực sản xuất trong ngành không được dùng hết, và lượng công việc tồn đọng đã giảm tháng thứ tám liên tiếp. Các công ty cũng ghi nhận tồn kho hàng thành phẩm tăng tháng thứ hai liên tiếp khi có một số báo cáo cho thấy nhu cầu yếu đã khiến hàng hóa thành phẩm chưa bán được.

Dữ liệu của tháng 8 cho thấy giá cả đầu vào tăng mạnh, từ đó kết thúc thời kỳ giảm kéo dài ba tháng. Một số thành viên nhóm khảo sát cho rằng nguyên nhân tăng chi phí đầu vào là do giá dầu tăng, trong khi giá thực phẩm tăng cũng được nhắc đến. Từ đó, các công ty cũng tăng giá bán hàng, mặc dù mức tăng chỉ là nhẹ.

Đây là lần tăng giá đầu ra đầu tiên kể từ tháng 3. Thời gian giao hàng của nhà cung cấp được rút ngắn tháng thứ tám liên tiếp khi hàng tồn kho của các nhà cung cấp vẫn đủ để đáp ứng các đơn hàng, mặc dù nhu cầu hàng hóa đầu vào tăng trong tháng 8. Hiệu suất hoạt động của người bán hàng cũng cải thiện mạnh, mặc dù ít đáng kể nhất kể từ tháng 5.

Sự cải thiện tạm thời của nhu cầu thị trường đã giúp nâng cao niềm tin kinh doanh vào giữa quý 3 khi các công ty hy vọng sự phục hồi sẽ tiếp tục trong những tháng tới. Mức độ lạc quan về triển vọng sản lượng trong 12 tháng tới là cao nhất trong năm tháng, nhưng vẫn nằm dưới mức trung bình của chỉ số khi tiếp tục có những quan ngại về lực cầu.

Một số điểm sáng về tình hình kinh tế-xã hội trong 8 tháng qua

Kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi tích cực trong tháng 8/2023 với nhiều chỉ tiêu kinh tế duy trì đà tăng trưởng tháng sau tốt hơn tháng trước và cùng kỳ năm trước.

Để có được kết quả trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các bộ, ngành triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 8, tiến độ thu hoạch lúa Hè Thu đạt kết quả tích cực, chăn nuôi phát triển ổn định. Nuôi trồng thủy sản đạt kết quả khả quan, xuất khẩu tôm đang có dấu hiệu phục hồi do nhu cầu tiêu dùng tại một số thị trường tăng.

Tính đến ngày 15/8, cả nước thu hoạch được hơn 1 triệu ha lúa Hè Thu, năng suất đạt 57,5 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha; sản lượng đạt 11 triệu tấn, tăng gần 157,000 tấn so với vụ Hè Thu năm trước.

Chăn nuôi trong tháng phát triển tương đối ổn định, trong đó số đàn lợn cuối tháng Tám tăng 3,3% so với cùng thời điểm năm trước; gia cầm tăng 2,3%; bò tăng 0,5%. Sản lượng nuôi trồng thủy sản trong tháng Tám ước tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 8 tháng năm 2023 tăng 3,2%, trong đó tôm tăng 4,1%.

Sản xuất công nghiệp tháng Tám tăng trưởng tích cực hơn so với tháng trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2023 ước tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số ngành trọng điểm tăng cao như sản xuất kim loại; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; dệt; sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất đồ uống; sản xuất thuốc lá.

Hoạt động thương mại và dịch vụ duy trì mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hành khách tăng 14,4% và luân chuyển tăng 28,2%; vận chuyển hàng hóa tăng 15,1% và luân chuyển tăng 13,4%.

Hoạt động du lịch tăng trưởng mạnh mẽ nhờ đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm nhằm thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8 ước đạt 1,2 triệu lượt người, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước; tính chung 8 tháng năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 7,8 triệu lượt người, gấp 5,4 lần.

Nhờ sự quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện đầu tư công nhằm tạo động lực tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2023, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 8 tháng ước đạt 49,4% kế hoạch, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 bằng 47,6% và tăng 17,1%).

Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 8 đã khởi sắc hơn tháng trước, có hơn 14.000 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 135.300 tỷ đồng và số lao động đăng ký 79.900 lao động, tăng 2,3% về số doanh nghiệp, tăng 6,6% về vốn đăng ký và tăng 1,2% về số lao động so với tháng 7/2023.

Trong bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới và khu vực, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt kết quả khả quan. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 8 tháng đạt 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Số dự án cấp mới đạt 1.924 dự án, tăng 69,5%; vốn đầu tư đăng ký cấp mới đạt 8,87 tỷ USD, tăng 39,7%, cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm, tin tưởng và kỳ vọng vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam.

Lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp và duy trì xu hướng giảm dần. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 tăng cao nhất với 4,89%; bình quân 3 tháng đầu năm tăng 4,18%; bình quân 6 tháng đầu năm tăng 3,29%; đến nay bình quân 8 tháng tăng 3,1%.

Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.

PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.

Khép lại phiên giao dịch ngày 6/9/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,800 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn