Tốc độ lấp đầy BĐS công nghiệp gắn liền phát triển đô thị Quế Sơn
Sự phát triển nhanh chóng KCN, CCN mang lại giá trị thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, định hình các cụm dân cư và đô thị cho huyện Quế Sơn. Nằm lõi vùng công nghiệp trọng điểm của Quảng Nam, đô thị Quế Sơn có sức bật lớn khi còn dư địa đất đai lớn, giá đất thấp, dân cư trẻ...
Quế Sơn nằm lõi vùng công nghiệp phía Đông Quảng Nam
Theo Quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Nam đã quy hoạch và phát triển 14 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 3.536,8 ha; đồng thời quy hoạch 92 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 2.613,14 ha.
Đối với riêng huyện Quế Sơn, ngoài KCN Đông Quế Sơn do tỉnh quản lý, tỉnh còn quy hoạch 4 CCN với diện tích 188,87 ha. Các KCN, CCN huyện Quế Sơn có ưu đãi lớn khi nằm Vùng đồng bằng ven biển (Vùng phía Đông) của tỉnh là khu vực ven biển và dọc theo tuyến cao tốc và Quốc lộ 1A. Đây chính là vùng động lực phát triển kinh tế và công nghiệp không những của Quảng Nam mà còn của cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Vùng phía Đông nằm tại khu vực công nghiệp có dân cư đông và phân bố khá tập trung với mật độ đạt 438 người/ km2 (gấp hơn 3,0 lần mức trung bình của tỉnh). Đây cũng là vùng lõi có cơ sở hạ tầng và KT – XH khá phát triển; có các đô thị trung tâm là Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên, Núi Thành,… Quốc lộ 1A (dài 86,5 km). Chưa kể cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đi qua vùng dài 91,3 km, tuyến đường sắt Bắc-Nam, cảng biển, sân bay kết nối, cùng hệ thống 14 khu công nghiệp (10 khu công nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai) và 46 cụm công nghiệp có tổng diện tích chiếm gần 60% tổng diện tích quy hoạch cụm công nghiệp toàn tỉnh đến năm 2035.
Theo ông Nguyễn Đức Trung - Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Thái An Land (Đà Nẵng) cho hay, việc quy hoạch phát triển đô thị Quế Sơn gắn với những ưu thế trên mang lại sự phát triển nhanh cho địa phương trong thời gian tới.
Về định hướng phát triển đô thị, xây dựng hệ thống đô thị Quế Sơn thành vùng động lực phát triển nằm trong tuyến hành lang phát triển Trung Quảng Nam theo Quy hoạch vùng tỉnh và phù hợp với định hướng phát triển mạng lưới đô thị toàn tỉnh đến năm 2020.
Theo đó, phân bố hệ thống đô thị theo trục Quốc lộ 1A và ĐT611. Ưu tiên phát triển các đô thị hạt nhân tại các vùng có tiềm năng để tạo sự lan tỏa đến các điểm quy hoạch đô thị khác, tạo thế cân bằng phát triển giữa các vùng và phù hợp với đặc thù, tiềm năng phát triển của từng vùng của huyện.
Tỷ lệ lấp đầy công nghiệp thu hút sự dịch chuyển nguồn nhân lực
Trong 3 tiểu vùng phát triển chính của đô thị Quế Sơn tập trung tại Tiểu vùng 1 gồm các xã Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, Quế Phú, Hương An và Quế Cường (chiếm 25,64% diện tích và 39,89% dân số toàn huyện) với định hướng phát triển công nghiệp - thương mại - dịch vụ. Tập trung phát triển hạ tầng khung, tạo kết nối nội vùng với các tiểu vùng còn lại và khu vực các huyện phụ cận (Thăng Bình, Duy Xuyên); phát triển vùng chuyên canh hàng hóa cây thực phẩm, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn hàng tiêu dùng cho thị trường vùng phụ cận và các đô thị (Hội An, Điện Bàn, Tam Kỳ). Trong khi mục tiêu xây dựng Hương An đạt chuẩn đô thị loại V, đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng KCN Quế Sơn, đầu tư xây dựng xã Quế Phú, Quế Xuân 1, Quế Xuân 2 trở thành khu vực phát triển mạnh về nông nghiệp...
Hiện tại, chỉ tính riêng tại CCN tại Quế Sơn đang đạt tỷ lệ lấp đầy ấn tượng - cho thấy tiềm năng phát triển công nghiệp Quế Sơn đang tăng trưởng mạnh đến nhường nào. Tính đến 31/5/2022, diện tích lấp đầy tại CCN Đông Phú là 21,52/28,75ha (đạt tỷ lệ 74,85%) và diện tích các nhà máy đã đi vào hoạt động là 10,42/28,75ha (đạt tỷ lệ 36,24%).
Tại CCN Quế Cường, diện tích lấp đầy là 29,19/37,21ha (đạt tỷ lệ 74,45%) và diện tích các nhà máy đã đi vào hoạt động là 18,69/37,21ha (đạt tỷ lệ 50,24%). Ở CCN Hương An, diện tích lấp đầy là 18,03/18,03ha (đạt tỷ lệ 100%) và diện tích các nhà máy đã đi vào hoạt động là 7,61/18,03ha (đạt tỷ lệ 42,24%).
Đến nay toàn huyện có 951 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh tế cá thể hoạt động trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm ổn định cho 3.952 lao động. Theo thống kê, năm 2021 giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng của Quế Sơn đạt 5.260,5 tỷ đồng, tăng gần 6,9% so với năm 2020. Mục tiêu địa phương đặt ra là năm 2022 này giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng từ 13% trở lên so với năm 2021.
Mới nhất, UBND tỉnh Quảng Nam có quyết định 2175/QĐ-UBND ký ngày 18/8/2022 về việc Phê duyệt bổ sung kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Đường giao thông kết nối các tiểu vùng sản xuất nguyên liệu nông lâm - nghiệp với các khu, cụm công nghiệp Quế Sơn. Theo đó, UBND tỉnh lập 18 gói thầu liên quan: Gói thầu dịch vụ tư vấn; Gói thầu dịch vụ phi tư vấn và Gói thầu xây lắp với tổng cộng giá trị các gói thầu là hơn 284 tỷ đồng từ nguồn vốn Ngân sách Trung ương và ngân sách huyện Quế Sơn.
"Với việc mở rộng các tuyến đường giao thông kế nối các tiểu vùng KCN, CCN tại Quế Sơn sẽ tạo thông thương, kinh doanh, đi lại thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân. Điểm thu hút hơn nữa giá giao dịch bất động sản dọc Quốc lộ 1A dọc theo tiểu vùng 1 của huyện Quế Sơn, như: Quế Xuân 1, Quế Phú, Hương An... còn khá thấp so với mặt bằng chung.
Sự phát triển của các nhanh chóng trên địa bàn, sẽ thu hút gấp đôi, gấp 3 lượng công nhân, tạo nên nhu cầu rất lớn về hạ tầng đô thị và quỹ đất ở, dự báo làn sóng thị trường bất động sản. Vậy nên, việc tìm kiếm, đầu tư các bất động sản đảm bảo tiêu chí pháp lý quy hoạch rõ ràng, hạ tầng hoàn thiện, tại các khu vực tiềm năng như TT. Hương An và lân cận như xã Quế Phú, sẽ là động thái đón đầu, đi trước cơn khát bất động sản chắc chắn sẽ hiện hữu trên địa bàn", ông Nguyễn Đức Trung nhận định.
Nguyễn TuấnDự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nỗ lực khắc phục được những hạn chế, năm 2025, Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này lên mức 4 tỷ USD và đạt 6 tỷ USD vào năm 2030.