Tối ưu vận hành, giảm thiểu chi phí là giải pháp quản trị hiệu quả với doanh nghiệp sản xuất
Vừa qua, Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp thành Phố Hà Nội (SCE), trực thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội, phối hợp cùng Công ty TNHH 1C Việt Nam và Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) tổ chức hội thảo “Tối ưu vận hành - Giảm thiểu chi phí - Ứng dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp sản xuất”.
Theo báo cáo tại Hội thảo, trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế tính đã xuất hiện nhiều dấu hiệu khả quan. Tuy nhiên, những khó khăn của hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn đang "bủa vây" các doanh nghiệp. Cộng đồng doanh nghiệp đang gặp khó khăn lớn nhất là vấn đề về vốn, đối mặt với những khó khăn về tài chính bởi giá nguyên vật liệu nhập khẩu ở mức cao dẫn tới giá cả hàng hóa tăng, trong khi sức mua của nền kinh tế cả trong nước và thế giới đều suy giảm. Điều này đã gây khó khăn về đầu ra cho sản phẩm do thiếu đơn hàng, khiến các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn khi thiếu vốn để vận hành sản phẩm, dẫn tới sản xuất giảm sút.
Toàn cảnh hội thảo.
Theo chia sẻ của các chủ doanh nghiệp, mặc dù tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn gặp khó trong quá trình hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Một số doanh nghiệp ngày càng bộc lộ rõ hơn tình hình tài chính suy yếu, không có phương án kinh doanh khả thi nên cũng không thể vay vốn, các nguồn vốn thị trường như trái phiếu, chứng khoán và thị trường bất động sản khôi phục chậm, thậm chí đi xuống hoặc đứng im. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi dòng tiền của các công ty đã cạn kiệt sau hơn 2 năm dịch bệnh, đặc biệt với khu vực doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay hơn 97% doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp SMEs, càng trở nên hạn chế về năng lực vốn và khó về tài sản đảm bảo.
Trong khi đó, vốn kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp tính toán, hoạch định các chiến lược và kế hoạch kinh doanh, nếu không có vốn sẽ không có bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào được diễn ra cả. Vì vậy ưu tiên hàng đầu của các công ty, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất là việc tối ưu chi phí trong sản xuất và vận hành.
Để tháo gỡ và giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong sản xuất và vận hành của các doanh nghiệp, giúp họ có thể tối ưu chi phí, nâng cao hiệu quả, tập trung nâng cao doanh thu sản phẩm các doanh nghiệp cần áp dụng thành công chuyển đổi số để tối ưu hóa vận hành và giảm chi phí trong quá trình sản xuất.
Ông Nguyễn Hải Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội cho rằng: "Thông qua việc ứng dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể, với các tính năng linh hoạt nhằm tự động hóa công việc quản trị doanh nghiệp trong các mô hình khác nhau, doanh nghiệp có thể hiệu quả quản lý và chuẩn hóa thông tin, cùng việc tối ưu nguyên vật liệu bằng cách kiểm soát tồn kho thành phẩm, xác định thời gian cho các lệnh sản xuất hợp lý.
Ông Nguyễn Hải Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội.
Điều này giúp định lượng chính xác nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất, từ đó tránh lãng phí và giới hạn tình trạng hàng lỗi và thừa. Đặc biệt có thể quản lý cung ứng vật tư một cách chặt chẽ, phát hiện hàng tồn kho tối đa - tối thiểu để dự phòng vật tư, thông báo ngày cần vật tư để có thể bổ sung; tự cân đối để tạo đặt đơn hàng mới, tiết kiệm nguồn nhân lực và không mắc phải tình trạng đặt quá nhiều, dẫn tới hàng tồn trong kho.
Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát thông tin vật tư trong kho trước khi vào quy trình sản xuất, sử dụng ứng dụng quét mã vạch, seri để quản lý kho bãi một cách khoa học và tối ưu khả năng lưu trữ. Ngoài ra, việc ứng dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể (1C:Company Management) sẽ thúc đẩy hoạt động liên phòng ban trong quy trình vận hành".
Theo chia sẻ của bà Trần Thị Trang – Trưởng phòng Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội, để nâng cao lợi nhuận của một doanh nghiệp có hai cách thường dùng đó là tăng giá thành sản phẩm hoặc giảm chi phí sản xuất đầu vào. Trước tình hình phát triển của nền kinh tế hầu như cách thứ nhất là không khả thi đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất chế biến, cách tối ưu hơn được lựa chọn đó là giảm tối thiểu các chi phí đầu vào. Quản trị sản xuất cũng được hiểu tương tự như vậy.
Đó là một hoạt động nhằm sử dụng chi phí sản xuất thấp nhất và chuyển hóa thành các sản phẩm đầu ra với hiệu quả cao nhất. Bằng việc này doanh nghiệp sẽ tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Bà Trần Thị Trang – Trưởng phòng Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội.
Từ đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có những nhận thức đầy đủ và tổng quan nhất về ứng dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp sản xuất cũng như có lối đi mới giúp vận hành tối ưu và giảm thiểu chi phí một cách hiệu quả nhất. Bằng cách này doanh nghiệp có thể phát triển nhanh chóng và chính xác trước bất kỳ rủi ro làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt hiện nay.
Mỗi doanh nghiệp sản xuất sẽ có những đặc thù riêng và nhu cầu thay đổi sản phẩm theo khách hàng. Do đó, các lãnh đạo doanh nghiệp cần có một phần mềm tùy chỉnh linh hoạt để có thể thích nghi với thay đổi, điều này cũng sẽ giúp các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí hơn. Đồng thời, cần tập chung xây dựng quy trình, các quy chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp sản xuất, giúp tối tối ưu chi phí, tránh thất thoát và lãng phí tài nguyên của doanh nghiệp.
Thông qua những những câu chuyện, bài học về chuyển đổi số, các doanh nghiệp có thể soi chiếu, rút ra được những kinh nghiệm và con đường đúng đắn để vực dậy, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, các lãnh đạo có thể tham gia vào chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, nắm bắt được cơ hội và những bài học mới, tạo đà phát triển bền vững cho hoạt động sản xuất không chỉ trong thời kỳ kinh tế khó khăn mà còn cả tương lai lâu dài.
Phương Loan – Thanh TùngBộ KH&ĐT đã có văn bản kiến nghị Chính phủ chấp thuận đề xuất của UBND TP Hà Nội về dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai.