Tôm nấu với bí đỏ được không?

Tiêu dùng và Tiếp thị
01:30 PM 21/03/2022

Tôm và bí đỏ đều là những loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Vậy tôm nấu với bí đỏ được không?

Nội dung:
  • 1. Thành phần dinh dưỡng của bí đỏ và tôm
  • 1.1. Bí đỏ
  • 1.2. Tôm
  • 2. Tôm nấu với bí đỏ được không?
  • 3. Thực phẩm không nên kết hợp cùng tôm
  • 4. Thực phẩm không nên nấu chung với bí đỏ

1. Thành phần dinh dưỡng của bí đỏ và tôm

1.1. Bí đỏ

Được biết đến là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong các loại rau củ, bí đỏ đã trở thành một nguyên liệu thân quen trong chế độ ăn hàng ngày của gia đình Việt. Trong bí đỏ có chứa một lượng lớn các chất kali, sắt, nước, protein thực vật, phosphor, gluxit… các axit béo linoleic cùng nhiều vitamin C, B1, B2, B5, B6, PP. 

Tôm nấu với bí đỏ được không? - Ảnh 1.

BÍ đỏ rất giàu các chất dinh dưỡng như sắt, kali, protein, gluxit, vitamin C, B1, B2, B5, B6, PP. (Ảnh: Internet)

Bí đỏ là loại quả giàu beta caroten tiền vitamin A, chất đạm 0,8 - 2 gam, chứa 85 - 91% nước, 0,1 - 0,5 gam chất béo, 3,3 - 11 gam chất bột đường, năng lượng 85 - 170 kJ/100 gam. Bí đỏ rất bổ cho não bộ, tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tăng hệ miễn dịch, giúp mắt sáng hơn, nâng cao chất lượng giấc ngủ, làm đẹp da và giữ dáng,…

1.2. Tôm

Tôm là một thực phẩm có chứa nhiều calci rất tốt cho xương đặc biệt là trẻ nhỏ. Các axit béo omega như axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) có nhiều trong tôm. 

Chất béo trong tôm rất tốt cho não bộ và hỗ trợ phát triển thị giác ở trẻ nhỏ. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và người trưởng thành cũng đều cũng nên bổ sung tôm vào thực đơn ăn hàng ngày.

Tôm nấu với bí đỏ được không? - Ảnh 2.

Tôm là một thực phẩm có chứa nhiều calci rất tốt cho xương đặc biệt là trẻ nhỏ. (Ảnh: Internet)

2. Tôm nấu với bí đỏ được không?

Theo quan niệm dân gian trước đây, bí đỏ kỵ nấu chung tôm do tôm mang tính ấm còn bí đỏ mang tính hàn. Khi kết hợp sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đặc biệt nghiêm trọng hơn có thể mắc bệnh kiết lỵ.

Nhưng theo kết quả nghiên cứu nhiều chuyên gia dinh dưỡng thì bí đỏ và tôm hoàn toàn có thể kết hợp chung với nhau nên chúng ta yên tâm chế biến các món ăn từ hai nguyên liệu trên mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tôm nấu với bí đỏ được không? - Ảnh 3.

Tôm kết hợp với bí đỏ là một món ăn vô cùng bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Internet)

Cách nấu bí đỏ với tôm ngọt thanh bổ dưỡng:

Chuẩn bị:

- Bí đỏ: 800gam

- Tôm tươi: 300 gam

- Hành khô

- Tỏi

- Rau thơm: hành, mùi, ngò gai…

- Gia vị: nước mắm cá cơm, bột canh, mì chính

Sơ chế:

- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch cắt miếng vừa ăn

- Tôm bỏ vỏ, bỏ chỉ đen dọc sống lưng

- Đầu tôm vào giã nhuyễn rồi lọc lấy nước để vào tô nấu canh

- Thịt tôm đem xay nhỏ, ướp cùng chút bột canh cho đậm đà

- Hành khô và tỏi băm nhỏ

- Hành lá, rau mùi thái nhỏ

Thực hiện:

Cho dầu ăn vào để làm nóng dầu, cho hành tỏi vào phi thơm, sau đó cho thịt tôm vào xào sơ, tiếp đó rồi cho bí đỏ vào đảo chung. Sau đó chế nước tôm đã lọc trước đó vào để ninh. Đợi cho đến khi sôi nêm nếm gia vị để vừa ăn tùy theo từng khẩu vị. Khi múc ra bát thì rắc thêm hành lá, rau mùi để trang trí.

Đọc thêm:

 - Canh cải bó xôi nấu tôm - món ăn rất tốt cho người bệnh ung thư tuyến giáp

- Kiêng tôm, thịt gà khi bị ho, đúng hay sai?

3. Thực phẩm không nên kết hợp cùng tôm

Cà chua

Cà chua và tôm không nên ăn chung. Theo bác sĩ tôm có hiệu quả trong phòng trị với những bệnh nhân mắc bệnh về thận, đau lưng mỏi gối, mụn độc, di tinh… Nhưng khi ăn chung cùng cà chua thì lại sinh ra hợp chất arsenious (arsenic) nên rất kỵ.

Táo tàu

Có thể thấy táo tàu mang giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt trong điều hòa kinh nguyệt, băng huyết… Táo tàu và tôm không ăn cùng nhau vì như vậy rất dễ bị trúng độc.

Súp lơ, mướp đắng

Trong súp lơ, mướp đắng chứa một lượng lớn vitamin c nên khi ăn chung với tôm sẽ gây ngộ độc. Do đó chúng ta nên tránh ăn chung.

Quả kiwi

Kiwi thơm mát, chua ngọt thanh, chứa nhiều vitamin lợi cho cơ thể nhưng khi ăn cùng tôm lại không tốt cho sức khỏe.

4. Thực phẩm không nên nấu chung với bí đỏ

Khoai lang

Khoai lang và bí đỏ đều là những thực phẩm dễ khiến đầy hơi nên khi ăn hai loại cùng lúc sẽ dễ làm căng bụng, khó chịu cho người dùng.

Giấm, chanh

Giấm và chanh chứa axit axetic sẽ phá vỡ nguyên tố dinh dưỡng trong bí đỏ, không phát huy giá trị dinh dưỡng. Thậm chí, nếu ăn chung còn có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau bụng tiêu chảy.

Cua

Bí đỏ ăn chung với cua tuy không dẫn đến tác dụng phụ độc hại cho sức khỏe nhưng sẽ tác động xấu đến sức khỏe của bệnh nhân cao huyết áp, chân tay mệt mỏi, run rẩy, cơ thể nôn nao, buồn nôn… Nguyên nhân là do nguyên tố "cobalt" trong bí đỏ làm giảm huyết áp. Nên để an toàn thì không nên kết hợp cua và bí đỏ.

Thịt cừu

Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, bí đỏ và thịt cừu đều mang tính nóng nên khi ăn cùng nhau sẽ dẫn đến táo bón, đầy hơi.

Bí đỏ và tôm đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cũng cần những điều lưu ý, cách chế biến phù hợp để món ăn thêm ngon bổ cho sức khỏe.

Nguồn tham khảo: 

1. 8 Mistakes to Avoid When Cooking Shrimp

2. What are the health benefits of pumpkins? 

 Is Shrimp Healthy? Nutrition, Calories and More " data-rel="nofollow" target="_blank">3. Is Shrimp Healthy? Nutrition, Calories and More 

Phạm Trang
Ý kiến của bạn
Thu nhập bình quân của người lao động năm 2024 đạt khoảng 8,5 triệu đồng/tháng Thu nhập bình quân của người lao động năm 2024 đạt khoảng 8,5 triệu đồng/tháng

Năm 2024, tiền lương, thu nhập của người lao động tăng, thu nhập bình quân của người lao động hưởng lương đạt khoảng 8,5 triệu đồng/tháng, tăng 1,9 triệu đồng so với năm 2020, đời sống của người lao động có sự cải thiện.