Tồn kho doanh nghiệp ngành thép tăng cao
Tồn kho thép thời điểm cuối tháng 6/2021 cao hơn đáng kể so với cuối tháng 12/2020. Các loại sản phẩm đều ghi nhận mức tăng hai chữ số, riêng thép xây dựng tăng tới 142% lên 822.000 tấn.
Theo lý giải của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm là mùa mưa nên hoạt động xây dựng bị chậm lại đáng kể, tồn kho thép vì vậy mà lên cao hơn bình thường. Hơn nữa, hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng vì dịch COIVD-19 tái bùng phát lần thứ 4 nên tiêu thụ thép trong tháng 6 càng xuống thấp, góp phần làm cho tồn kho thêm cao.
Tuy nhiên, đây là mức tồn kho bình thường để gối đầu tiêu thụ các tháng tiếp theo.
Gia tăng hàng tồn kho để tích trữ nguồn nguyên liệu, phòng bị khi giá đang lên quá cao là chiến lược kinh doanh hợp lý của các doanh nghiệp, do đó, mức tồn kho tăng cao của các doanh nghiệp thép không đáng lo ngại.
Chẳng hạn, tại CTCP Thép Nam Kim (HOSE: NKG), tính đến cuối quý 2/2021, hàng tồn kho ở mức hơn 5.958 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 3.500 tỷ đồng của cuối quý 1/2021. Trong đó, giá trị thành phẩm là 3.100 tỷ, hàng đang đi đường là 783 tỷ và nguyên vật liệu là gần 1.900 tỷ. Ngoài 81.400 tấn tôn mạ, Nam Kim còn tồn kho khoảng 7.700 tấn ống thép.
Theo Chứng khoán HSC, giá trị hàng tồn kho lên cao chủ yếu do giá nguyên liệu đầu vào là thép cuộn cán nóng (HRC) và giá thép thành phẩm tăng mạnh.
HSC cho biết mức tồn kho hiện tại của Nam Kim tương đương với 12,5 tuần sản xuất là khá hợp lý so với mức 15 tuần sản xuất vào thời điểm cuối quý II/2020. Nam Kim đã ký hợp đồng kỳ hạn gối đầu với tỷ suất lợi nhuận được đảm bảo cho các đơn hàng xuất khẩu. Vì vậy theo HSC, mức hàng tồn kho tăng cao này là nằm trong dự tính của doanh nghiệp.
Ngoài ra, các doanh nghiệp như Hòa Phát, Thép Đà Nẵng, Thép Thủ Đức - VNSTEEL, Hoa Sen... cũng có số lượng tồn kho kỷ lục so với những năm trước nhưng trong các tháng cuối năm khi nhu cầu thép lên cao vượt quá năng lực sản xuất thì lượng hàng trong kho này sẽ được đem ra tiêu thụ, đóng góp vào doanh thu. Vì vậy lượng tồn kho này không đáng ngại.
An Mai (t/h)Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.