Tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm 2020 đạt hơn 388 tỷ USD
Theo thống kê của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 9/2020 ước tính đạt gần 51,1 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 388,3 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 9 tháng năm 2020 với mức tăng 19,5%, cao hơn 4 lần so với tốc độ tăng trưởng chung cả nước (đạt 4%) và đặt trong bối cảnh xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng trưởng âm (giảm 2,9%).
Đóng góp cho mức tăng xuất khẩu chung của khối doanh nghiệp trong nước là các doanh nghiệp ngành hàng gạo tăng mạnh 12% về giá trị, đạt 5,012 triệu tấn, với 2,46 tỷ USD. Đáng chú ý, xuất khẩu gạo sang một số nước EU đã bật tăng mạnh ngay tháng đầu tiên Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Một số thị trường có lượng xuất khẩu tăng mạnh như Tây Ban Nha tăng 219,9%, Pháp tăng 145,8%. Đây là tiền đề tốt để doanh nghiệp tiếp tục khai thác hiệu quả cơ hội thị trường EU.
Ngoài mặt hàng gạo, Việt Nam đã tận dụng tốt các ưu đãi về thuế quan trong các FTA đã ký kết cũng như EVFTA để mở rộng thị trường xuất khẩu mới. Cụ thể, kể từ khi EVFTA có hiệu lực (từ ngày 1/8) đến nay, các tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 15.000 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 700 triệu USD đi 28 nước EU.
Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, sản phẩm mây, tre, đan, nông sản... Thị trường nhập khẩu phần lớn là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh. Nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi. Điều này cho thấy, mức độ quan tâm của doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của thị trường này đối với xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với mức tăng trưởng của xuất khẩu, xuất siêu cũng được duy trì. Tháng 9, cả nước ước tính xuất siêu 3,09 tỷ USD. Tính chung 9 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu 16,58 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 7,27 tỷ USD).
Trong bối cảnh xuất khẩu của nhiều quốc gia trong khu vực tiếp tục giảm hoặc tăng trưởng chậm lại thì kết quả tăng trưởng xuất khẩu ở mức 4% và duy trì cán cân thương mại thặng dư trong 9 tháng đầu năm của Việt Nam là sự nỗ lực rất lớn.
P. ThủyCác nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.