Tổng thống Indonesia cảnh báo về căng thẳng 'siêu cường' trong bài phát biểu tại LHQ

Quốc tế
11:35 AM 23/09/2020

Trong bài phát biểu đầu tiên tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ), Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cảnh báo rằng sự ổn định và hòa bình toàn cầu có thể bị "phá hủy" nếu các đối thủ địa chính trị ngày càng gia tăng.

Tổng thống Indonesia cảnh báo về căng thẳng 'siêu cường' trong bài phát biểu tại LHQ - Ảnh 1.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: Reuters

"Chiến tranh sẽ không có lợi cho ai. Không có ích gì để ăn mừng chiến thắng giữa đống đổ nát. Không có lý do gì để trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất giữa một thế giới đang chìm dần", tổng thống được biết đến rộng rãi với cái tên Jokowi nói.

Bình luận của ông được đưa ra khi căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc leo thang.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, lập trường bị Washington và một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, bác bỏ và viện dẫn bằng các điều khoản trong Công ước LHQ về Luật Biển.

Đầu tháng 9, chính phủ Indonesia đã lên tiếng phản đối khi một tàu tuần duyên Trung Quốc đi vào phần Biển Đông mà nước này tuyên bố chủ quyền. Đây là lần gần đây nhất trong số nhiều lần tàu Trung Quốc xâm nhập vào lãnh thổ Indonesia.

"Các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế thường bị bỏ qua, bao gồm cả việc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ" ông Jokowi nói với LHQ.

Không chỉ ông Jokowwi mà tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng cảnh báo về những nguy cơ có thể xảy ra liên quan đến vấn đề căng thẳng Mỹ-Trung.

"Với quy mô và sức mạnh quân sự của các đối thủ, chúng ta có thể tưởng tượng được những thiệt hại khủng khiếp về nhân mạng và tài sản sẽ xảy ra nếu "chiến tranh ngoại giao" biến thành một cuộc chiến vũ khí hạt nhân và tên lửa thực sự", ông Duterte nói.

Ông Jokowi cho biết thêm: "Đại dịch COVID-19 đáng lẽ là thời điểm cho sự thống nhất toàn cầu. Nhưng những gì chúng tôi thấy lại là một sự chia rẽ sâu sắc và sự cạnh tranh ngày càng tăng. Nếu sự chia rẽ và cạnh tranh tiếp tục kéo dài, tôi lo ngại rằng nền tảng của sự ổn định và hòa bình bền vững sẽ sụp đổ hoặc thậm chí bị phá hủy".

Ông nói rằng Indonesia sẽ là "người xây dựng cầu nối" và ủng hộ bình đẳng toàn cầu.

X. Bách
Ý kiến của bạn
Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5% Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5%

Nhìn tổng thể bức tranh kinh tế, kết quả tăng trưởng quý I đạt 5,66% đang sát với kịch bản cao (5,6%). Để vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những quý còn lại cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả, linh hoạt các chính sách điều hành của Chính phủ.